Tìm kiếm: lao-động-sản-xuất

Người Chăm ở miền Trung Việt Nam có một nền văn hóa lâu đời, đa dạng, phong phú cả về tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục, tập quán và các loại hình nghệ thuật. Trong đó, nghệ thuật ca múa nhạc truyền thống của người Chăm là một giá trị văn hóa đặc sắc, cấu thành và làm nên sự nổi trội của nền văn hóa này.
Goong, Chinh, Goong Xơn Gănt hay còn gọi là Cồng, Chiêng không chỉ là một nhạc cụ đơn thuần mà còn là tài sản vô giá, văn hóa tiêu biểu của người S’Tiêng sinh sống trên mảnh đất Bình Phước. Goong, Chinh được người S’Tiêng lưu giữ, sáng tạo trong suốt quá trình lao động sản xuất, được kế thừa qua nhiều thế hệ.
Cùng với việc sáng tạo ra những bộ trang phục truyền thống cầu kỳ, lạ mắt, hát Páo dung là nét sinh hoạt văn hóa không thể thiếu của đồng bào dân tộc Dao ở Văn Yên (Yên Bái), là phương tiện chuyển tải những tâm tư, tình cảm và ước muốn của người Dao trong cuộc sống thường ngày.
rước đây trai gái người Cống không có cơ hội để tìm bạn đời là người khác tộc và cũng không ai vượt qua được trở ngại về mặt tâm lý để kết hôn với những thành viên thuộc dân tộc khác đang sinh sống cạnh kề như Thái, Mông, Si La… Theo phong tục Cống, người cùng họ phải cách nhau bảy đời mới được lấy nhau. Ngày nay đã có một số dâu rể là người Thái, Hà Nhì...
Từ bao đời nay, người Giẻ Triêng (một nhóm thuộc dân tộc Giẻ Triêng) ở huyện miền núi cao Nam Giang (tỉnh Quảng Nam) vẫn giữ được nét văn hóa hết sức độc đáo, đó là mối quan hệ trong dòng họ và cộng đồng. Điều này góp phần tạo nên những giá trị riêng biệt của người Giẻ Triêng trong cộng đồng các dân tộc nơi dãy Trường Sơn hùng vĩ.

End of content

Không có tin nào tiếp theo