Tìm kiếm: loài-rau

Phân bố nhiều ở các xã vùng núi cao của huyện Na Hang, Lâm Bình...của tỉnh Tuyên Quang, rau hôi (còn gọi rau gai) khiến nhiều người thích thú vì nguồn gốc hoang dã và mùi vị đặc trưng. Sở dĩ người ta đặt cho nó cái tên rau hôi cũng bởi mùi hôi nồng mà dù có đứng cách xa cả mấy mét vẫn dễ phát hiện ra.
Mùa rau sắng-loài rau rừng thơm ngon nức tiếng thường bắt đầu từ tháng Giêng đến hết tháng Tư âm lịch. Mùa rau sắng, cùng với việc thu hoạch rau sắng trồng nơi vườn đồi, hàng chục năm qua một số người dân thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng (Hà Nam) còn chấp nhận vất vả, hiểm nguy, trèo núi đi rừng hái rau bán để có thêm thu nhập...
Anh Vàng Vạn Hiếu, sinh năm 1997, xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ (Hà Giang) trồng 500m2 cây dược liệu ngũ gia bì. Trong khi chờ phần rễ đủ thời gian thu hoạch bán làm thuốc, gia đình anh Hiếu đã hái những ngọn non cây ngũ gia bì bán làm rau ăn lẩu, rau xào và hái đến đâu bán hết đến đó bởi loài rau thuốc này đang được nhiều người rất ưa chuộng.
Chị Hoàng Thị Nớm, xóm Bản Kỉnh, xã Quốc Dân, huyện Quảng Uyên (Cao Bằng) nhờ mang cây rau dạ hiến-loài rau rừng mọc hoang dại về giâm trồng ở núi đá sau nhà mà giờ có thu nhập cao. Rau dạ hiến, hay còn gọi là rau bò khai khi giâm xuống tốt vù vù, ngọn vươn dài, giòn, dễ gãy và xào lên thì thơm lừng gây cảm giác thèm ăn.
Hộ gia đình ông Phạm Văn Lợi Em, ngụ tại ấp Hòa Thọ, xã Mong Thọ, huyện Châu Thành (Kiên Giang) thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ mô hình trồng cù nèo. Cù nèo vốn là loại rau đồng mọc hoang dại khắp nơi. Thế nhưng loài rau dại này lại đang mang về thu nhập cao cho nhiều hộ dân. Đây là chuyện lạ ở Kiên Giang.

End of content

Không có tin nào tiếp theo