Tìm kiếm: lọt-tội-phạm
Những ngày qua, phiên tòa xét xử Huỳnh Thị Huyền Như gây xôn xao dư luận. Tại sao chỉ bằng những chiêu trò cũ rích, trong thời gian ngắn, người đàn bà ít tuổi này có thể dễ dàng chiếm đoạt khối tiền lớn lên tới 4.000 tỷ đồng? Không chỉ vậy, qua diễn biến phiên tòa, cho thấy vụ án vẫn còn nhiều "lấn cấn".
Nhằm đảm bảo cho việc xét xử được đúng người đúng tội, khách quan, tránh bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội, TAND Hà Nội đề nghị cơ quan điều tra làm rõ một số vấn đề.
“Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an sẽ phối hợp chặt chẽ với viện kiểm sát, tòa án và các cơ quan chức năng tiếp tục khẩn trương điều tra, xác minh, làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật, bảo đảm không bỏ lọt tội phạm, không để oan, sai”.
Chiều 7/1, tiếp tục phiên tòa xét xử vụ án của Dương Tự Trọng, ông Dương Chí Dũng khai, sau khi xử xong vụ Vinalines, ông Dũng có viết đơn tố cáo gửi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và ông Nguyễn Bá Thanh (Trưởng Ban Nội chính Trung ương).
Thông tin từ TAND TP Hà Nội cho hay, dự kiến, đầu tháng 1/2014, phiên tòa xử ông Dương Tự Trọng, cựu Phó giám đốc Công an Hải Phòng cùng đồng phạm sẽ được đưa ra xét xử.
Tại Hội nghị công an toàn quốc lần thứ 69 được Bộ Công an tổ chức tại Hà Nội ngày 18/12, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo phải đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý các vụ án đã khởi tố.
Lãnh đạo Bộ Công an cho biết, trong trường hợp không tìm thấy thi thể chị Lê Thị Thanh Huyền trong vụ TMV Cát Tường thì án đến đâu, xử lý đến đó.
Chiều 27/11, Quốc hội đã thông qua nghị quyết “Tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm”
“Theo quy định của pháp luật, thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra và điều tra viên trực tiếp thụ lý vụ án là những người phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để xảy ra oan sai".
Ông Lê Minh Long, phó cục trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra VKSNDTC, người trực tiếp chỉ đạo việc truy tìm hung thủ trong vụ án giết người cách đây 10 năm đã chia sẻ như vậy.
Có đến 202 đại biểu đã không có chính kiến trong việc chọn người cho các phiên chất vấn trực tiếp ở kỳ họp Quốc hội thứ sáu này.
Trong phiên thảo luận của Quốc hội chiều 7/11, Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang khẳng định ngành xác định mục tiêu hàng đầu là không để xảy ra oan sai, không để lọt tội phạm. Tuy nhiên chất vấn của các đại biểu dường như không thừa nhận khẳng định này khi nhắc tới vụ án Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang) chịu oan sai 10 năm mà chỉ đến khi hung thủ thực tự lộ mặt câu chuyện mới được vỡ lẽ.
“Đến bao giờ bữa cơm của các cháu học sinh ở Tây Bắc có thịt và không còn phải học trong những cái chuồng? Đến bao giờ những cô giáo ở miền Tây Thanh Hóa không phải mời khách bằng những con nòng nọc? Làm sao để không còn những nữ sinh phải tìm đến cái chết vì quá nghèo, không có được 1 triệu đồng để nộp phạt vì vi phạm luật giao thông như ở Tây Nguyên? Làm sao để không còn những phụ nữ quyên sinh để cho gia đình có được sổ hộ nghèo như ở miền Tây Nam Bộ?”.
Liên quan đến vụ ông Nguyễn Thanh Chấn (52 tuổi, ở thôn Me, xã Nghĩa Trung, H.Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) ngồi tù oan 10 năm, nhiều lãnh đạo Nhà nước, Bộ ngành đã lên tiếng yêu cầu khẩn trương minh oan cho ông Chấn, đồng thời làm rõ trách nhiệm để xử lý nghiêm các cá nhân, tập thể liên quan.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Theo quy định của pháp luật, nếu có tình trạng ép cung là trái pháp luật.
End of content
Không có tin nào tiếp theo