Tìm kiếm: lời-khấn
Trong suốt sự nghiệp lừng lẫy chiến công của mình, vua Quang Trung luôn gắn liền với thanh Ô long đao đầy huyền thoại.
Ngày 20/3 (tức 15/2 âm lịch), tại Nhà văn hóa xã Mường Sang (huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) đã diễn ra Lễ hội cầu mưa năm 2019. Đây là một hoạt động văn hóa tín ngưỡng đặc sắc của người Thái trắng xã Mường Sang nhằm cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Nhắc đến bùa ngải Ba Na là nhắc đến những thuật thư ếm rùng rợn, cùng đó là các loại ngải ma ngải quỷ khiến người ta khi “mắc” phải thì lời nói trở nên độc địa, truyền bệnh tật gây đau đớn cho cộng đồng...
Người Kháng ở Lai Châu có phong tục rất độc đáo đó là “bói chén” để đặt tên cho con em mình.
Cũng như trong tín ngưỡng dân gian của nhiều dân tộc, lửa đã thắp sáng tâm linh của người Cơ Ho bằng những giá trị thiêng liêng của nó. Chính vì vậy, trong những dịp buôn làng mở hội, họ đều tổ chức lễ cúng gọi thần Lửa với những nghi thức đặc biệt thiêng liêng...
Lễ mừng lúa sinh trưởng là một trong những nghi lễ quan trọng trong nông nghiệp của đồng bào Mạ ở huyện Dak Glong (Đắk Nông), được tổ chức với mục đích chấm dứt những điều kiêng kị cho người giữ rừng, xua đuổi sâu bọ và thú dữ để mùa màng luôn tươi tốt, cuộc sống ấm no, hạnh phúc…
Tục lệ lạ kỳ này gắn liền với những bài khấn huyền bí, bữa ăn cộng cảm có một không hai ngay tại nhà mồ và nhiều nghi thức, quan niệm về thế giới ma… lạ lẫm, dị biệt!
Lễ cúng cây đu trong Tết mùa mưa, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, gia đình và bản làng ấm no, là một trong những lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa độc đáo của người Hà Nhì, xã Huổi Luông, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Mỗi dân tộc cư trú trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đều có những bản sắc văn hóa riêng, đặc biệt dân tộc Pà Thẻn có lễ hội nhảy lửa mang ý nghĩa thiêng liêng và huyền bí mà không dân tộc nào có.
Khi những hạt lúa nương, hạt lạc, củ sắn, củ khoai được thu hoạch rồi gùi về nhà, phơi khô, cất vào bồ cũng là lúc người Chứt nghỉ ngơi sau một năm ròng rã chăm chút nương rẫy. Họ sẽ tổ chức lễ cúng cơm mới mà tổ tiên đã duy trì từ bao đời nay.
Ông Cọp Bạch lao nhanh xuống chân núi, chạy thẳng vào xóm Đồng Đò xé toạc vách nứa ngôi nhà nhỏ, vồ lấy bà mụ thường đỡ đẻ cho sản phụ trong làng.
Người Thái là cư dân nông nghiệp trồng lúa nước và làm nương rẫy. Theo nông lịch truyền thống của dân tộc, vào tháng 3 tháng 4 Âm lịch là mùa gieo, cấy, mở đầu một năm làm ăn, sản xuất. Thường thì tháng 3 sấm ra, rừng núi gọi mưa về, mọi người rủ nhau xuống ruộng, lên nương, với tâm trạng mừng vui vì những cơn mưa hứa hẹn một mùa bội thu.
Tủ Cải là một nghi lễ tín ngưỡng tâm linh của người Dao Đầu Bằng chứng nhận đứa bé trai đã trưởng thành, được tổ tiên, thần linh nhận mặt, khi chết được về với tổ tiên.
Hàng năm, cứ vào ngày 16 tháng Giêng Âm lịch, để mừng mùa trăng mới, người dân tộc Ma Coong lại tổ chức Lễ hội đập trống. Lễ hội được tổ chức tại bản Cà Roòng, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Hàng năm, vào ngày Hợi đầu tiên của tháng Giêng, người Tày lại tấp nập mở Hội xuống đồng. Nhưng thực ra quá trình chuẩn bị mở hội đã diễn ra từ trong năm. Các dòng họ trong các bản đều được phân công lo các phần việc chuẩn bị mở hội như: Chọn dây song để kéo co, chọn cây còn, lễ vật cúng chung…
End of content
Không có tin nào tiếp theo