Tìm kiếm: mua-bán-nợ
Trong tháng 1/2013, đề án xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng mà trọng điểm sẽ làm thành lập Công ty Mua bán Nợ quốc gia có thể sẽ được trình lên Bộ Chính trị. Đây là một trong những thông tin đang “hâm nóng” thị trường.
Tại Lễ công bố báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu của Ngân hàng thế giới (WB) diễn ra ngày 21/1, TS Võ Trí Thành – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết, trong tháng này, khung pháp lý cho công ty mua bán nợ xấu quốc gia (AMC) sẽ được hoàn tất và cơ quan này sẽ trực thuộc chính phủ, thay vì Ngân hàng Nhà nước hay Bộ Tài chính.
Báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2013 được Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB) công bố ngày 21-1 cho thấy tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự kiến sẽ ở mức thấp, vào khoảng 2,4%. Việt Nam được dự báo tăng trưởng khoảng 5,5% năm 2013, năm 2014 là 5,7% và khoảng 6% năm 2015.
Dư địa chính sách đã trở nên rất eo hẹp để Việt Nam lựa chọn nhằm cân bằng giữa ổn định kinh tế vĩ mô và kích thích nền kinh tế đang lâm vào tình thế khó khăn.
Ngay đầu năm 2013, khi Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường và giải quyết nợ xấu ra đời, đã mang lại một sức sống mới cho nền kinh tế. Không chỉ giảm, giãn thuế, Nghị quyết 02 đã đi vào các giải pháp giải quyết hàng tồn kho, hỗ trợ thị trường và đầu tư; cứu thị trường bất động sản, giải quyết nợ xấu… Tất cả hứa hẹn một năm mới với nhiều tín hiệu khả quan.
Cho phép đầu tư nhà ở thương mại có quy mô từ 25m2 trở lên đối với các dự án đang xây dựng dở dang để giải quyết hàng tồn; lãi suất cho vay cần tiếp tục giảm về 8-10%/năm, vì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của doanh nghiệp bất động sản hiện nay rất thấp; cho phép mua lại các công trình dở dang của doanh nghiệp để làm trụ sở các Bộ, ngành.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013.
Nhiều vấn đề của ngành ngân hàng được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nói thẳng và rõ, cũng như nêu định hướng chỉ đạo tại Hội nghị Triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2013 diễn ra sáng 9/1 tại Hà Nội.
Hai đề án xử lý nợ xấu và thành lập công ty quản lý tài sản đều đã được Chính phủ giao các cơ quan hữu quan hoàn thiện. Song, yêu cầu làm rõ phạm vi xử lý nợ, nêu rõ và phân tích các phương án có tính khả thi.
Các doanh nghiệp kếu thiếu tiền, nhà đầu tư cũng cạn tiền mặt, ngân hàng căng thẳng thanh khoản. Vây tiền đi đâu và đang ở đâu? Đây là câu hỏi đang được rất nhiều người quan tâm.
Quá trình tái cấu trúc ngân hàng đã được khởi động nhưng dường như những kết quả đạt được chưa thực sự nhiều. Nợ xấu vẫn là sự ám ảnh đáng sợ và sẽ là vướng mắc lớn nhất cho quá trình lột xác của các ngân hàng.
Việc thành lập một công ty quản lý tài sản sẽ nhằm xử lý nợ xấu một cách tập trung và với quy mô lớn, dù rằng quá trình xử lý và hạn chế nợ xấu gia tăng thực tế được triển khai suốt thời gian qua.
Hàng trăm lao động của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu thủy sản Thiên Mã (Công ty Thiên Mã), tại Cần Thơ sắp bị nghỉ việc vì công ty vỡ nợ 550 tỉ đồng.
Nhiều doanh nghiệp chế biến thuỷ sản ở đồng bằng sông Cửu Long nợ nần lớn, kinh doanh kém hiệu quả đã phải đổi chủ, và tình trạng này đang tiếp diễn tạo ra một làn sóng chưa biết điểm dừng.
Những tháng cuối cùng của năm 2012, nhiều thành tựu đã được công bố như: lạm phát được kiềm chế, lãi suất cho vay đã giảm, tỷ giá ổn định, xuất khẩu tăng 18,9%..., nhưng tuyệt nhiên không có nhiều thông tin về nợ xấu đã được giải quyết đến đâu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo