Tìm kiếm: mô-hình-chăn-nuôi

Nhờ chú trọng sản xuất an toàn sinh học, ứng dụng khoa học – kỹ thuật, ngành chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đang có những bước phát triển mạnh mẽ, mở ra hướng phát triển bền vững cho người nông dân trên địa bàn.
Năm 2019 huyện Đakrông (Quảng Trị) phấn đấu giảm nghèo sẽ đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra trên 5%. Để đạt được mục tiêu này, huyện khuyến khích người dân phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình, xóa đói, giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc vùng biên giới.
Nhận thấy tiềm năng lớn từ nuôi thỏ chiết xuất vắc xin theo tiêu chuẩn kỹ thuật của Nhật Bản, nhiều hộ nông dân trên địa bàn xã Nậm Cần (Than Uyên, Lào Cai) đang liên kết hình thành nhóm hộ để phát triển mô hình theo hướng hàng hóa gắn với bảo vệ môi trường.
Phát huy thế mạnh của địa phương trong chăn nuôi gia cầm, xã An Khang (thành phố Tuyên Quang) đã lựa chọn chăn nuôi giống gà đỏ Đồng Dầy là sản phẩm chủ lực của xã trong phát triển mô hình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP). Sau hơn một năm triển khai, sản phẩm gà đỏ Đồng Dầy được thị trường đón nhận, từ đó đem lại hiệu quả kinh tế cho các hộ chăn nuôi.
Sau cơ bão dịch tả lợn gây thiệt hại không nhỏ, nhiều hộ sản xuất trên địa bàn xã Lâm Xuyên (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) đã chuyển hướng sang mô hình chăn nuôi đại gia súc, mang lại lợi ích toàn diện về kinh tế, môi trường.
Với mục tiêu nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, những năm gần đây, thôn Ma Lỳ Sán (xã Pà Vầy Sủ, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang) đã đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng an toàn, chú trọng khoa học – kỹ thuật, nhằm nâng cao giá trị sản xuất.
Chăn nuôi trâu là nghề truyền thống, thế mạnh của nhiều địa phương trong tỉnh Tuyên Quang. Phát huy thế mạnh đó, trong những năm gần đây, các HTX, tổ hợp tác (THT), doanh nghiệp đã tham gia trực tiếp vào việc phát triển chăn nuôi này, dần hình thành các chuỗi liên kết bền vững, góp phần giảm nghèo cho người dân nơi đây.
Phát huy lợi thế địa hình của thôn, xã miền núi, và kinh nghiệm nuôi thả gà đồi lâu năm của người dân tộc thiểu số (DTTS), từ năm 2017, 12 hộ dân xã Tà Lèng (TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) đã thành lập HTX Nông nghiệp dịch vụ và Du Lịch Tà Lèng. HTX được đánh giá là là mô hình HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả, giúp đồng bào DTTS thoát nghèo.

End of content

Không có tin nào tiếp theo