Tìm kiếm: mô-hình-trồng-nấm
Anh Trần Văn Trí ở ấp Thạnh Mỹ B, xã Bình Thành, Phụng Hiệp, Hậu Giang bén duyên với cây nấm rơm từ năm 2013. Khi đó anh Trí là hộ nghèo của ấp. Không cam chịu đói nghèo anh lấy rơm từ mấy công lúa của gia đình về ủ và chất thử xung quanh nhà thấy có hiệu quả, anh tiếp tục trồng. Đến năm 2018 anh thoát nghèo và cất được căn nhà khang trang để ở.
Với cách làm nấm rơm khác người, anh Đỗ Trọng Duân (sinh năm 1989) ở thôn Hiệp Sơn, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, (Bắc Ninh) đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Có rất nhiều thanh niên ở huyện Hòa Vang (TP.Đà Nẵng) “đánh liều” vay vốn ngân hàng để khởi nghiệp bằng các mô hình trồng rau sạch, sản xuất nấm các loại…và bước đầu đem lại những thành công ngoài mong đợi.
Sau 5 năm đặt chân đến thôn Châu Giang (xã Hneng, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai), ông Nguyễn Trọng Hiệp đã gầy dựng được 6 trại nấm quy mô lớn, đều đặn hàng năm cho lợi nhuận hơn 600 triệu đồng.
Trong bối cảnh đô thị hóa ngày càng nhanh, tại nhiều đô thị lớn như TP.Biên Hòa, TX.Long Khánh (tỉnh Đồng Nai) và một số khu vực đông dân cư trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, xu hướng khởi nghiệp từ những mô hình nông nghiệp sạch, ít chiếm diện tích ngày càng được lựa chọn với nhiều mô hình đặc biệt như: trồng rau trên san hô, trồng rau thủy canh….
Mặc dù có công việc ổn định, nhà cửa khang trang tại tỉnh Bình Phước, thế nhưng vợ chồng anh Hồ Xuân Phước vẫn quyết định bỏ việc, về quê Quảng Bình để trồng nấm. Công việc này giúp gia đình anh Phước có thu nhập mỗi tháng hàng chục triệu đồng.
Từ những kiến thức về ngành trồng nấm mà mình tự học được, chị Nguyễn Thị Huệ (35 tuổi, xóm Sơn Đông, xã Hải Chính, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) đã xây dựng thành công mô hình trồng nấm sạch và đem lại nguồn thu nhập lên tới hơn nửa tỷ đồng.
Từ bỏ đóng gạch gây ô nhiễm môi trường sang trồng nấm sạch, anh Đồng Văn Hiệp ở xã Nghĩa Hưng, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) có những tuyệt chiêu-đó là cho nấm "ăn" ngô, gạo. Nhờ nghề trồng nấm mà anh Hiệp mỗi năm thu về 1 tỷ đồng.
Với lợi thế là vùng cao nguyên có khí hậu mát mẻ, hai huyện Mộc Châu và Vân Hồ của tỉnh Sơn La đang triển khai nhiều mô hình phát triển trồng cây dược liệu, đồng thời gắn với du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
Ông Huỳnh Công Phượng (SN 1962, ở thôn Tú Cẩm, xã Bình Tú, huyện Thăng Bình, Quảng Nam) đã mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất trồng nấm linh chi và đã thu về 120 triệu đồng/năm.
Sau nhiều năm bôn ba làm thuê, anh Nguyễn Văn Duẩn luôn trăn trở tìm hướng thoát nghèo trên chính quê hương mình. Mô hình trồng nấm ra đời giúp anh Duẩn và HTX do anh là chủ nhiệm tạo thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Dám nghĩ, dám làm, nhiệt tình giúp đỡ mọi người, “tỷ phú nông dân” Tạ Đình Căn thực sự là tấm gương tiêu biểu trong phong trào tăng gia sản xuất nông nghiệp.
Hội chợ Nông nghiệp công nghệ cao và Công nghệ thực phẩm 2014 (Hi-tech Agro) thu hút hơn 200 doanh nghiệp đến từ TPHCM và 29 tỉnh, thành trên cả nước tham gia với 340 gian hàng.
Từ một gia đình khó khăn, chồng bị di chứng chất độc da cam, làm ruộng không hiệu quả, chị Đào Thị Thiện – Chủ nhiệm HTX sản xuất chế biến và tiêu thụ sản phẩm nấm Sáng Thiện Quảng Hội - quyết tâm đổi nghề. Sản xuất nấm đã giúp chị thoát nghèo. Năm 2013, chị là một trong số 62 gương nông dân Việt Nam xuất sắc do Hội Nông dân Việt Nam trao tặng.
(DNHN) Xuất phát từ ước muốn vươn lên trong cuộc sống, từng bước đưa gia đình thoát khỏi cảnh khó khăn, bà Đào Thị Thiện (thôn Quảng Hội - xã Quang Tiến - huyện Sóc Sơn, Hà Nội) hạ quyết tâm học hỏi và đầu tư vào nghề trồng nấm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo