Tìm kiếm: mô-hình-trồng
Đoàn Thu Trà (Cao Bằng) khởi nghiệp bằng mô hình trồng cây dâu tây và hoa hồng, với doanh thu hơn 2 tỷ đồng/năm, tạo việc làm cho 20 lao động. Nữ Thạc sỹ nông nghiệp là một trong 34 nhà nông trẻ xuất sắc nhất được trao tặng giải thưởng Lương Định Của năm 2019.
Mạnh dạn vay vốn, đầu tư sản xuất nông nghiệp theo công nghệ của Israel nên đến nay mô hình trồng dưa trong nhà lưới của chị Trần Thị Nhàn, thôn Phú Vật, xã Tiến Đức (Hưng Hà) đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Những dãy nhà lưới trồng dưa được chị đầu tư bài bản, khoa học, giúp cây trồng phát triển tốt, cho thu nhập cao.
Một người là phó chủ tịch xã, người kia là phó giám đốc HTX (đều ở Bắc Kạn), nhưng cùng chung mục tiêu nỗ lực phát triển kinh tế, góp phần đổi thay cuộc sống bà con dân tộc thiểu số. Cả hai đều là đại biểu tham gia Ðại hội thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác toàn quốc lần thứ VI.
Huyện Chư Prông có 10 hộ nuôi hươu và nai để lấy nhung. So với các loại vật nuôi khác, nuôi hươu và nai ít tốn công, kỹ thuật đơn giản mà hiệu quả kinh tế lại cao hơn nhiều.
Trong một lần được đi tham quan mô hình trồng nấm của HTX Sản xuất nấm sạch và kinh doanh nông nghiệp Tuấn Linh. Chị Nguyễn Thanh Hương, ở thôn 5, xã Mỹ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình như bị "hút" vào vẻ đẹp của những cây nấm, và chị đã tâm khởi nghiệp, gắn bó với nghề trồng nấm.
Trải qua rất nhiều khó khăn, kỹ sư Trần Hữu Chung và 15 thành viên của HTX Nông nghiệp Trường Xuân luôn kiên trì với mô hình sản xuất rau an toàn theo hướng hữu cơ, áp dụng công nghệ cao từ khâu cải tạo đất đến quy trình chăm sóc.
Với bản tính nhanh nhạy, ham học hỏi, chị Lương Thị Kim Ngọc ở Thôn Hiệp Sơn, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện thành công mô hình trồng nấm rơm bằng công nghệ sinh học. Từ một hộ sản xuất nhỏ lẻ, đến nay, chị đã có thu nhập trên 30 triệu đồng/tháng.
Ông Bùi Văn Nhưng không chỉ được biết đến là người đầu tiên đưa thành công mô hình quả thanh long cho năng suất cao về xóm Thóng, xã Bình Cảng - nay là xã Vũ Bình, huyện Lạc Sơn, mà ông còn thành công cả với mô hình nuôi gà, thả cá…
Từ năm 2018, nông dân xã Phố Cáo (Đồng Văn) đã mạnh dạn chuyển sang canh tác thêm các loại cây dược liệu, trong đó, cây Đương quy được đánh giá là dược liệu quý, mang lại giá trị cao về mọi mặt. Nhiều gia đình sau khi trồng thử nghiệm đã có thu nhập cao, từng bước cải thiện được cuộc sống.
Hưởng ứng phong trào thâm canh cây ăn quả của địa phương, lão nông Võ Văn Nhì quyết định tham gia vào Tổ hợp tác bưởi VietGAP xã Đạo Thành (Mỹ Tho, Tiền Giang), tổ chức sản xuất theo hướng an toàn, mang lại giá trị kép về kinh tế và môi trường sinh thái.
A Hiếu (50 tuổi) nổi tiếng trong vùng bởi ông là người dân tộc thiểu số có thành tích điển hình làm kinh tế giỏi. Thu nhập của gia đình ông đạt 1 tỉ đồng mỗi năm từ sản xuất nông nghiệp và vận chuyển hành khách qua phà.
Sự ra đời của HTX dịch vụ - sản xuất nông nghiệp Thạnh Phong đang trở thành điểm tựa sản xuất của hàng trăm hộ trồng xoài tứ quý trên vùng đất giồng cát huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Đặc biệt, kỹ thuật bao trái giúp HTX tăng lợi nhuận 18 - 20 triệu đồng/ha, đồng thời mang lại những lợi ích lớn về môi trường sinh thái.
Ở thị trấn An Lạc Thôn (Kế Sách), cựu chiến binh (CCB) Trần Thanh Tùng được nhiều người biết đến là một CCB sản xuất, kinh doanh giỏi, tích cực tham gia công tác xã hội.
Những cây hành lá negi phủ một màu xanh mướt với chiều cao từ 60 - 70cm tạo ấn tượng với bất kỳ ai khi đến tham quan mô hình trồng hành negi xuất khẩu của anh Hoàng Minh Tuấn, thôn Kênh Xuyên, xã Đông Xuyên (Tiền Hải). Không chỉ nâng cao thu nhập cho gia đình, mô hình của anh Tuấn còn tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Sau khi rời quân ngũ trở về với cuộc sống đời thường, cựu chiến binh Huỳnh Minh Hoàng (xã Vĩnh Châu, TP. Châu Đốc, An Giang) tiếp tục phát huy phẩm chất “Bộ đội cụ Hồ”, nỗ lực vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
End of content
Không có tin nào tiếp theo