Tìm kiếm: mặc-trang-phục

Với người Cao Lan ở xã Đèo Gia, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, việc cưới hỏi luôn được xem là rất quan trọng. Các bước để tiến hành nghi lễ cưới xin truyền thống của người Cao Lan chứa đựng nhiều phong tục độc đáo.
Vùng Vân Đồn, Quảng Ninh từ lâu đã nổi tiếng với đặc sản là các món ăn từ hàu tươi được nuôi ở vịnh Bái Tử Long. Ngày nay, đến Vân Đồn, thực khách còn say lòng bởi những lọ ruốc hàu thơm ngon, đảm bảo vệ sinh, an toàn cho sức khỏe.
Người Tày ở Cao Bằng rất coi trọng việc “dựng vợ, gả chồng” cho con cái đã trưởng thành để nối dõi tông đường, phát triển dòng tộc. Hôn nhân của người Tày không đơn thuần là việc kết duyên đôi lứa mà còn là truyền thống đạo lý của dân tộc, giáo dục tình nghĩa vợ chồng trong các mối quan hệ gia đình, dòng tộc, góp phần gắn kết cộng đồng và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Khi người ốm tắt thở, cả họ phải đứng ra cùng nhau lo mọi việc tang tế. Tang lễ Mường có vai trò tư tưởng quan trọng nhất là khẳng định lòng tin của con cháu đối với tổ tiên và khẳng định thần thoại về tổ tiên của mình. Trong đó, nghi thức quạt ma vô cùng độc đáo.
Đền Trầm Lâm (Phú Gia, Hương Khê, Hà Tĩnh) nổi tiếng khắp vùng về sự linh thiêng và những câu chuyện thần thoại xung quanh. Đó là những huyền tích về chuyện báo mộng cho Vua Hàm Nghi và giếng trước đền mà đến bây giờ, trong xã hội hiện đại, người dân xung quanh vẫn một mực khẳng định đây là “giếng thần” và hoàn toàn không có đáy.
Tết đến, các làng bản người Tày ở huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn, luôn vang rộn tiếng chiêng, tiếng trống. Lòng người hân hoan, chộn rộn với niềm vui của năm mới. Đối với người Tày, Tết Nguyên đán là lễ Tết quan trọng nhất trong năm. Và trong không khí mùa Xuân, người Tày không quên chuẩn bị chu đáo để đón đội múa sử tử đến nhà vào những ngày đầu năm mới.

End of content

Không có tin nào tiếp theo