Tìm kiếm: mặt-hàng-thiết-yếu
Theo các chuyên kinh tế, năm 2024 dự báo lạm phát sẽ không đáng quan ngại, nhưng không vì thế chủ quan trong kiểm soát giá cả, tránh tạo lạm phát kỳ vọng vì tình hình kinh tế trong nước vẫn có biến động khó lường, xung đột ở nhiều nơi trên thế giới chưa được kiểm soát.
Thị trường giỏ quà Tết 2024 ở TP Hồ Chí Minh khởi động khá sớm. Đáng chú ý, các loại giỏ quà Tết có giá bình dân và ưu tiên hàng nội địa được người dân chọn mua nhiều nhất.
DNVN - Sở Công Thương Đà Nẵng cho biết, tổng giá trị dự trữ các mặt hàng lương thực, thực phẩm phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 trên địa bàn dự kiến khoảng 2.580 tỷ đồng, bảo đảm cân đối cung cầu, đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
Các doanh nghiệp bán lẻ ở Hà Nội đang triển khai nhiều giải pháp để bảo đảm nguồn hàng, bình ổn giá từ nay đến sau Tết. Nhiều DN thậm chí còn giảm giá lên đến 50%.
Chỉ còn gần 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán 2024, các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn Hà Nội triển khai nhiều giải pháp để bảo đảm nguồn hàng, bình ổn giá từ nay cho đến sau Tết. Nhiều doanh nghiệp thậm chí còn tăng cường khuyến mãi, giảm giá sâu lên đến gần 50%.
Dự báo năm 2024, kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng chậm, tổng cầu yếu; cùng với đó giá dầu thấp chỉ ở mức 60 - 62 USD/thùng... tất cả sẽ tác động đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam ở mức thấp. “Dự báo CPI của năm 2024 tăng từ 3,2 - 3,5% so với 2023”, PGS TS Nguyễn Bá Minh – nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính cho biết.
DNVN - Theo Cục Thống kê Đà Nẵng, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trên địa bàn tháng 12/2023 giảm 0,38% so tháng trước nhưng tăng 2,65% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân năm 2023, CPI của Đà Nẵng tăng 5,08% so với năm 2022, cao hơn mức tăng 4,32% của năm ngoái và cao nhất trong 10 năm qua, kể từ năm 2014.
DNVN - Phân tích về áp lực lạm phát trong năm 2024, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá cho rằng, giá nguyên vật liệu đầu vào thế giới đang ở mức cao sẽ tạo áp lực cho sản xuất của doanh nghiệp, đẩy giá hàng hóa tiêu dùng tăng lên; USD tăng giá càng làm tăng chi phí nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu, gây sức ép lên mặt bằng giá hàng hóa trong nước...
Năm 2023 khép lại với những "cơn gió ngược", những diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường và chưa từng có tiền lệ từ kinh tế thế giới đã tác động sâu sắc, nhiều mặt đến kinh tế nước ta.
Thời điểm này, nhiều địa phương, doanh nghiệp đã sẵn sàng nguồn hàng hóa để phục vụ nhu cầu mùa mua sắm của người dân dịp Tết Giáp Thìn 2024.
GDP cả năm 2023 của Việt Nam đạt mức tăng trưởng 5,05% thấp hơn mục tiêu, nhưng rất tích cực trong bối cảnh kinh tế thế giới khó khăn và cao hơn nhiều nước trong khu vực.
Giá điện tăng, giá gạo trong nước tiếp tục tăng… là những nguyên nhân chính khiến Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2023 tăng 0,12% so với tháng trước. Tính chung cả năm 2023, CPI tăng 3,25% so với năm trước, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra.…
Tình hình thị trường xăng dầu, tỷ giá, giá cả nguyên vật liệu cơ bản… tiếp tục biến động phức tạp, tạo áp lực lớn đối với hoạt động sản xuất trong nước, nhất là đối với hoạt động sản xuất các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu những tháng cuối năm và giáp Tết Nguyên đán.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) vừa ký ban hành Kế hoạch Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Thời gian triển khai từ nay đến hết ngày 29/2/2024.
DNVN - UBND TP Đà Nẵng có văn bản yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện và các cơ quan hữu quan tăng cường công tác quản lý, điều hành giá những tháng cuối năm 2023 và Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
End of content
Không có tin nào tiếp theo