Tìm kiếm: ngành-chăn-nuôi

Tốc độ tăng trưởng của khu vực nông nghiệp trong 2 năm qua chưa phải ở mức đáy kể từ năm 1991 trở lại đây, nhưng năm nay, khu vực kinh tế này được dự báo còn khó khăn hơn, do xuất khẩu trì trệ, trong khi nông sản ngoại ồ ạt đổ bộ vào thị trường trong nước.
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được kỳ vọng tạo cơ hội cho lĩnh vực chăn nuôi đẩy mạnh thu hút vốn ngoại. Tuy nhiên, viễn cảnh này khó sớm thành hiện thực, trong khi thực phẩm ngoại đang ồ ạt tràn vào Việt Nam.
Doanh nghiệp VN chưa thể cạnh tranh được với đối thủ nước ngoài. Nếu không “lột xác”, thay đổi tư duy và hành động, sẽ không thể bơi ra biển lớn, đặc biệt khi một loạt hiệp định về thương mại, kinh tế sẽ được ký kết trong thời gian tới.
Mỗi khi hàng nước ngoài nhập về cạnh tranh giá với sản phẩm trong nước thì các doanh nghiệp trong nước lại la làng với điệp khúc quen thuộc là người nông dân sẽ chết! Tuy nhiên, cũng có nhiều doanh nghiệp đã thừa nhận chính công nghệ sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt nước ta chậm đổi mới, chậm học hỏi không theo kịp các nước mới là yếu tố gây ra cái chết... không đáng có.
Nguồn nguyên liệu đầu vào còn thiếu, nên đa số nguyên liệu để sản xuất sữa trong nước là nhập khẩu từ nước ngoài, ngành sữa là ngành luôn nhập siêu cả về khối lượng lẫn kim ngạch. Việt Nam thuộc nhóm 20 nước nhập khẩu sữa nhiều nhất trên thế giới, mỗi năm phải nhập khẩu khoảng 1,2 triệu tấn sữa các loại.
Bên cạnh các yếu tố mang tính chu kỳ, mặt bằng giá hàng hóa những tháng cuối năm nay còn chịu tác động từ sức ép mục tiêu tăng trưởng tín dụng, giá viện phí và giá nước sạch bắt đầu tăng từ tháng 10. Chỉ số giá trong tháng này được dự báo sẽ tăng nhẹ.
Các chuyên gia cho rằng, trong sáu tháng cuối năm vẫn còn nhiều rủi ro tiềm ẩn đối với nền kinh tế. Lạm phát 6 tháng cuối năm có thể tăng cao bất thường nếu giá điện, giá gas, giá nước và các dịch vụ thiết yếu tăng trong các tháng tới cũng như giải pháp kích cầu thực hiện thiếu thận trọng.

End of content

Không có tin nào tiếp theo