Tìm kiếm: ngành-hàng-cá-tra

Ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19 trên thế giới đã khiến kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm nay đến các thị trường chủ lực đều giảm mạnh. Cụ thể, so với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc giảm 43,48%; sang Nhật Bản giảm 28,16%; sang Mỹ giảm 26,34%; sang Hàn Quốc giảm 31,53%.
Thị trường Trung Quốc chiếm đến 33% giá trị cá tra xuất khẩu của Việt Nam, nên khi xảy ra dịch Covid-19 đã khiến các doanh nghiệp trong ngành hàng này lao đao. Trong lúc chờ cơ hội phục hồi, việc chủ động chuyển hướng thị trường, phát triển hơn kênh bán hàng, tiêu thụ nội địa là điều cần làm.
Xuất khẩu cá tra hàng năm mang về cho Việt Nam khoảng 2 tỷ USD nhưng gặp rất nhiều rào cản, trong khi cơ hội đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường nội địa vẫn bỏ ngỏ dù cho đây là sản phẩm độc đáo và hoạt động nuôi đang rất sạch theo chuẩn quốc tế.
Có nhiều khó khăn khách quan dẫn đến xuất khẩu thủy sản trong năm 2019 không đạt được mục tiêu, nhưng nổi bật nhất là cá tra và tôm phải đối mặt với nhiều thách thức. Để phát huy được hết thế mạnh, tránh lãng phí, ngành thủy sản cần được khai thác theo chiều sâu.
Việc Bộ Nông nghiệp Hoa kỳ chính thức công bố quyết định công nhận tương đương hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm (ATTP) cá da trơn của Việt Nam xuất khẩu (XK) sang thị trường này được xem là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển ngành cá tra bền vững trong thời gian tới.
Giá cá tra tuy giảm nhẹ nhưng vẫn duy trì ở mức cao đảm bảo cho người nuôi có lãi. Hiệp hội Cá tra Việt Nam khuyến khích các doanh nghiệp cần tập trung vào 2 khâu chính là con giống và mở rộng thị trường xuất khẩu. Cụ thể, ngành cá tra tiếp tục cơ cấu lại sản xuất, phát triển thị trường tiêu thụ, hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững.

End of content

Không có tin nào tiếp theo