Tìm kiếm: nguy-cơ-sạt-lở
Sáng 26/10, các tỉnh tại Nam Trung bộ có mưa lớn tại nhiều nơi. Các địa phương đang khẩn trương ứng phó với áp thấp nhiệt đới.
Hồi 06 giờ ngày 26/10: Áp thấp nhiệt đới ở vị trí cách Khánh Hòa khoảng 305km, cách Ninh Thuận khoảng 282km. Sức gió mạnh nhất: cấp 6-7 (40-60km/h), giật cấp 8. Dự báo, trong 3 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây với tốc độ khoảng 10km/h.
DNVN - Tính từ đầu năm 2021 đến nay, trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã xảy ra hơn 100 điểm sạt lở với chiều dài gần 7.500m, ước kinh phí xử lý khoảng 133,531 tỷ đồng.
Hồi 13 giờ ngày 25/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 11,0 độ Vĩ Bắc; 112,8 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 180km về phía Tây Tây Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 80km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới.
Ngày 22/10, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai - Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã ban hành Công điện số 15/CĐ-VPTT đề nghị các tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Định chủ động triển khai các biện pháp ứng phó mưa, lũ.
Chiều nay (17/10), tại các tỉnh miền Trung, mưa đã giảm, tuy nhiên do mưa lớn kéo dài đêm qua và sáng nay khiến nước lũ từ thường nguồn đổ về các sông dâng cao. Nước lũ tràn qua Quốc lộ 1A đoan huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế gây ngập nhiều khu dân cư và khó khăn cho phương tiện qua lại.
Đêm 16 và sáng 17/10, trên địa bàn tỉnh các tỉnh miền Trung từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi có mưa to, có nơi mưa rất to như Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, lượng mưa phổ biến từ 170 đến 200 mm, có nơi trên 300mm.
Sáng 08/10, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 7 năm 2021 và có tên quốc tế là LIONROCK. Dự báo, trong 48 đến 72 giờ tới.
Sáng sớm 08/10, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 7 năm 2021 và có tên quốc tế là LIONROCK. Dự báo, trong 48 đến 72 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 15km, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới sau đó đi vào đất liền các tỉnh Nam đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
DNVN - Tối ngày 6/10, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng có Công điện 03 giao Sở Y tế chủ trì xét nghiệm SARS-CoV-2 cho tất cả thuyền viên tàu cá vào tránh trú trên địa bàn TP, hướng dẫn đảm bảo phòng chống dịch tại các điểm sơ tán...
DNVN - Bộ Chỉ huy BĐBD TP Đà Nẵng được yêu cầu nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi; kiểm đếm, quản lý chặt chẽ và giữ thông tin liên lạc với các tàu thuyền còn đang hoạt động trên biển; chủ trì, tổ chức hướng dẫn sắp xếp tàu thuyền neo đậu an toàn tại khu trú tránh bão Âu thuyền Thọ Quang và các điểm neo đậu trú tránh bão đã được quy hoạch.
DNVN - Sáng 12/9, Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự TP Đà Nẵng có Công điện số 06/CĐ-PCTT gửi các sở, ngành, quận, huyện về việc chủ động triển khai các biện khắc phục thiệt hại sau bão và ứng phó với nguy cơ mưa lũ lớn, ngập úng đô thị sau bão số 5 (bão CONSON) bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19.
DNVN - Bão số 5 gió giật từ cấp 8 – 10 ảnh hưởng trực tiếp tới Đà Nẵng, theo phương án, kế hoạch đã vạch sẵn, dự kiến TP sẽ sơ tán khoảng 50.000 dân. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên Đà Nẵng vừa phải sơ tán dân để ứng phó với bão, vừa thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống COVID-19 nên việc triển khai sẽ có những điều chỉnh so với mọi năm.
DNVN - Sáng 11/9, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh đã có Công điện số 01/CĐ-UBND yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện theo chức năng, nhiệm vụ tập trung triển khai các biện pháp phòng chống, ứng phó với cơn bão số 5 (bão CONSON) là cơn bão rất mạnh, dự kiến ảnh hưởng trực tiếp tới đất liền TP Đà Nẵng.
DNVN - Những năm qua, tình trạng sạt lở đất trên dọc sông Đăk Bla xuất hiện ngày càng nhiều gây ảnh hưởng đến đất sản xuất, công trình cơ sở hạ tầng giao thông và đời sống của người dân, vào mùa mưa lũ, người dân lại càng thêm nỗi lo mỗi khi mưa lũ về.
End of content
Không có tin nào tiếp theo