Tìm kiếm: nguồn-hàng
Đại dịch COVID-19 đã tác động nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là lý do cơ bản khiến 119.800 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 17,8% so với năm ngoái. Trong đó, phần lớn là các doanh nghiệp thành lập dưới 5 năm, quy mô vốn nhỏ.
Nguồn cung nông sản phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 đã sẵn sàng, với sản lượng gạo, thịt, trứng, thủy sản... tăng mạnh so với năm ngoái. Song, vấn đề đáng lo nhất hiện nay là thị trường tiêu thụ, nhất là khi thông tin về việc thông quan xuất khẩu sang Trung Quốc bằng đường bộ vào sắp tới chưa rõ ràng.
DNVN - Để đáp ứng nhu cầu mua sắm hàng hóa trong dịp cuối năm 2021, đầu năm mới 2022, đặc biệt là mua sắm hàng hóa thiết yếu phục vụ tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần sắp đến, Sở Công Thương Đà Nẵng đã lên kế hoạch dự trữ nguồn hàng thiết yếu với tổng trị giá khoảng 2.000 tỷ đồng.
DNVN - Một số doanh nghiệp đã gửi sản phẩm chào sang Anh tuy nhiên lại không có đủ giấy chứng nhận theo tiêu chuẩn Anh, hoặc có một số doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn thì báo giá quá cao, thời gian giao hàng lâu, không cạnh tranh được với giá cả của Trung Quốc.
DNVN - Theo Tổng cục Hải quan, tính hết tháng 11, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đã đạt 602 tỷ USD, chính thức vượt mức kỷ lục 500 tỷ USD đã đạt được vào 2 năm trước. Dự báo xuất nhập khẩu 2021 sẽ vượt mốc 660 tỷ USD, đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế.
DNVN - Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu cá tra năm 2021 sẽ đạt 1,54 tỉ USD, tăng 3% so với năm 2020. Qua 11 tháng năm 2021, nước ta đã nuôi trồng và thu hoạch cá tra đạt sản lượng 1,3 triệu tấn, giảm 4,9% so với cùng kỳ. Ước sản lượng thu hoạch cá tra cả năm nay đạt 1,5 triệu tấn, tương đương năm 2020.
Nhờ các đơn vị và doanh nghiệp chủ động nguồn hàng từ sớm nên đến thời điểm hiện tại, nguồn cung hàng hóa vẫn dồi dào, chưa có hiện tượng khan hàng, sốt giá.
Tăng cường kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch tại các địa phương; triển khai kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; thúc đẩy du lịch nội địa gắn với an toàn dịch bệnh; đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine cho học sinh... là những nội dung quan trọng của Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2021.
DNVN: Trước diễn biến phức tạp, khó lường của thời tiết, dịch bệnh, Hà Tĩnh đang tập trung cao chỉ đạo, điều hành thực hiện đồng bộ các giải pháp, ứng phó kịp thời, linh hoạt, an toàn, bảo đảm sản xuất vụ xuân 2022 thắng lợi, phấn đấu đạt 367 nghìn tấn lương thực.
DNVN - Theo chỉ đạo của Bộ Công Thương, các địa phương đôn đốc doanh nghiệp triển khai các hoạt động thương mại nội địa, chương trình kích cầu tiêu dùng, kinh doanh sản xuất dự trữ đầy đủ, có phương án bảo đảm nguồn cung cho thị trường, không để tăng giá đột biến dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.
DNVN - Nhu cầu tiêu thụ tăng cao, trong khi nguồn cung thiếu hụt đã đẩy giá “vàng trắng” tăng cao, kéo theo lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp ngành sản xuất và xuất khẩu cao su tăng trưởng mạnh.
Các địa phương theo dõi, đánh giá nguồn cung, nhu cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu để chủ động có phương án hoặc đề xuất với các cơ quan chức năng biện pháp bảo đảm cân đối cung cầu, ổn định thị trường.
Chỉ số giá tiêu dùng trong 11 tháng năm 2021 chỉ tăng 1,84% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng thấp nhất 5 năm qua. Tuy nhiên, áp lực lạm phát trong năm 2022 là rất lớn do nguy cơ “nhập khẩu lạm phát” có xu hướng tăng cao và cầu kéo.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vừa ký ban hành Kế hoạch 119/KH-BCĐ389 về cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
DNVN - Chương trình “Gian hàng quốc gia Việt Nam trên sàn thương mại điện tử JD.com” vừa được công bố hôm 30/11 vừa qua, đánh dấu lần đầu tiên Việt Nam có gian hàng quốc gia trên sàn thương mại điện tử quốc tế. Việc bước chân ra một sân chơi lớn của thế giới, doanh nghiệp Việt cần coi chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất.
End of content
Không có tin nào tiếp theo