Tìm kiếm: ngành-cà-phê
Một số nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường châu Âu đã bắt đầu tận dụng được ưu đãi thuế quan và giá cả nhờ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).
Có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã tạo ra những hiệu ứng tích cực cũng như kết quả khả quan cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường châu Âu.
EU đang là một thị trường hấp dẫn, chiếm khoảng 30% tiêu dùng cà phê toàn cầu. Với những cơ hội từ Hiệp định EVFTA, không có lý do gì ngành cà phê Việt Nam để tuột mất thị trường giàu tiềm năng này.
DNVN - Tại lễ trao tặng các phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước năm 2020 tại Đồng Nai mới đây, Công ty Nestlé Việt Nam đã vinh dự đón nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ ghi nhận những thành tích, đóng góp phát triển kinh tế - xã hội và công tác xã hội, từ thiện.
“EVFTA là cơ hội lớn để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu cà phê chế biến sang EU, nhưng trở thành quán quân trong xuất khẩu cà phê thế giới là điều không hề dễ dàng” - Ông Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn nhận định.
Giá cà phê xuất khẩu bình quân năm 2019 đạt 1.723 USD/tấn, giảm 9% so với năm 2018. Đến thời điểm 1/4/2020, giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2,5% đen vỡ chỉ còn 1.304 USD/tấn (giá FOB xuất tại cảng TP.HCM).
Bộ NN&PTNT đề ra mục tiêu đến năm 2030 đưa công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản Việt Nam “đứng trong số 10 nước hàng đầu thế giới”, là trung tâm chế biến sâu và logistics nông sản toàn cầu và có đủ năng lực chế biến, đáp ứng yêu cầu của sản xuất nông nghiệp.
Ngành nông nghiệp đang đặt mục tiêu cây cà phê sẽ mang về 6 tỉ USD kim ngạch xuất khẩu (XK) trong thập niên này. Để đạt được con số trên, cùng với việc đẩy mạnh công tác tái cơ cấu ngành cà phê thì sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, 4C hoặc hữu cơ và đầu tư chế biến sâu là những giải pháp cần sớm triển khai, nhân rộng.
DNVN – “Mục tiêu sắp tới của Cà phê Hồ Phượng là đa dạng sản phẩm, bao gồm hàng thương mại (Commercial) và đặc biệt là phấn đấu trở thành đơn vị làm ra sản phẩm cà phê đặc sản (Specialty) có chất lượng thuộc Top 3 Việt Nam và có sản lượng Top 1 của Việt Nam”.
DNVN - Bà Lê Hoàng Diệp Thảo cho rằng, cà phê Việt Nam để vươn ra thế giới, nếu không thể sử dụng dịch vụ quảng bá trên CNN, The Wall Street Journal, The New York Times…vốn đòi hỏi kinh phí rất cao, thì chúng ta hãy dựa vào sự phát triển của Internet.
Tối 9/12, Lễ kỷ niệm "Ngày cà phê Việt Nam" lần thứ 3 năm 2019 đã diễn ra tạị TP Pleiku tỉnh Gia Lai.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu cà phê năm nay vẫn tiếp tục suy giảm cả về lượng và giá trị.
Trong 5 năm, các tỉnh ở Tây Nguyên đã thực hiện tái canh trên 118 nghìn ha cà phê và tiếp tục thực hiện dự án. Thời gian tới sẽ tiếp tục phát triển sản xuất để trở thành vựa cà phê chất lượng cao của cả nước.
Giá cà phê xuất khẩu giảm, thị trường cà phê trong nước cũng biến động giảm mạnh cùng xu hướng thị trường thế giới. Dự báo, giá cà phê sẽ còn trong chu kỳ suy giảm cho tới cuối năm nay.
Bộ Công Thương khẳng định, cùng với việc nâng cao chất lượng sản phẩm thì công tác xây dựng thương hiệu cho cà phê phải được chú trọng và quan tâm hơn nữa trong bối cảnh Việt Nam đang muốn thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu cà phê.
End of content
Không có tin nào tiếp theo