Tìm kiếm: người-Mông
Hàng năm, đến hẹn lại lên, đúng dịp 2/9, tất cả người Mông không phân biệt già trẻ, gái trai, giàu nghèo từ các bản gần xa trong huyện lại nô nức rủ nhau xuống thị trấn để tỏ lòng biết ơn Đảng, Bác Hồ, Chính phủ đã đem lại độc lập tự do cho đồng bào cả nước nói chung và người Mông nói riêng.
Người Mông ở Hà Giang có nhiều phong tục tập quán có giá trị về văn hoá, giáo dục đạo đức lối sống đạo lý dân tộc. Các giá trị văn hoá được thể hiện trong dân ca, dân vũ, trang phục, tập tục ma chay, cưới xin, nghi lễ, nghi thức thờ cúng tổ tiên, thần linh, ở các lễ, hội của thôn bản trong năm, trong đó tang ma là một nghi lễ thể hiện truyền thống, đạo lý uống nước nhớ nguồn, là sự tri ân giữa người sống với người đã mất.
Trong 3 ngày từ ngày 27/2 đến ngày 1/3/2018(tức 12 đến 14 tháng Giêng) hàng năm, lễ hội Mù Là của người Mông ở Bắc Kạn diễn ra với nhiều hoạt động ý nghĩa diễn ra như văn nghệ, hội xuân, các trò chơi dân gian, hoạt động thể dục thể thao.
Đồng bào dân tộc Mông có nhiều nghi lễ độc đáo, trong đó nghi lễ đặt tên và đặt lại tên đệm mang ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó chứng tỏ sự tồn tại của thành viên mới trong gia đình và đánh dấu mốc trưởng thành của con người.
Người Mông ở Điện Biên luôn giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình hòa nhập với cuộc sống, trong đó có nghi lễ cưới hỏi. Mùa Xuân là mùa của những đôi trai gái người Mông về sống chung một nhà.
Họ tìm đến nhau bằng tục “vỗ mông” - đã gắn liền với ngày Xuân của người Mông từ bao đời. Đó là một nét văn hóa đẹp, là sợi dây kết nối yêu thương và cũng là thứ tình cảm, lời tỏ tình độc đáo có một không hai. Các thế hệ trai gái người Mông ở Mèo Vạc (Hà Giang) đã chọn bạn đời cho mình theo cách đơn giản, nhưng lạ kỳ như vậy.
Khi phong trào thuần dưỡng những chú chim ưng, đại bàng, bồ cắt, ó, diều hâu… nở rộ ở thành thị thì ở làng quê cũng ăn theo cái nghề tận diệt chim “độc”.
Trộm cắp và ăn mày bị coi là những hành vi đáng xấu hổ như nhau và ở đây, từ nhiều đời nay, người dân không ai lấy cắp của ai, cũng không ai đi ăn xin cho dù bị rơi vào tận cùng sự đói nghèo.
Cành đào rừng chi chít nụ mang về từ chân núi Phan-xi-păng (Lào Cai) được bán với giá khủng 6,5 triệu đồng tại chợ hoa Hà Nội.
Từng đồi dứa, rừng chuối bạt ngàn xanh mướt được người Mông trồng trên những quả đồi dựng đứng như chực… đổ xuống, khiến những ai qua đây đều bày tỏ sự thán phục với những tỷ phú chân đất làm giàu từ chính mảnh đất nơi phên giậu của Tổ Quốc.
Thảo nguyên Mộc Châu (Sơn La) những ngày giáp Tết là như một “thiên đường” cho những người ham mê khám phá.
Điện Biên có 19 dân tộc anh em với vốn văn hóa đa dạng, phong phú, giàu bản sắc. Mỗi dân tộc có phong tục, tập quán và đời sống văn hóa tinh thần thể hiện đậm nét về quan niệm trong đời sống cũng như mong ước về cuộc sống tốt đẹp hơn. Điện Biên Phủ cuối tuần xuân Ất Mùi giới thiệu với bạn đọc một số phong tục của đồng bào các dân tộc Điện Biên.
Hoa mận trắng tinh khôi, bung nở khắp các triền đồi, thung lũng ở Mộc Châu khiến cao nguyên này đang là điểm đến du lịch hấp dẫn vào dịp cuối tuần.
Muốn biết tận cùng những khó khăn trong đời sống của đồng bào miền núi, muốn hiểu những vất vả, gian nan của cán bộ vùng cao thì phải đi họp bản. Không giống như họp làng dưới xuôi, họp bản ở vùng cao diễn ra vào ban đêm, khi bóng tối đã trùm lên, che khuất núi rừng và những ngôi nhà lợp gỗ, chỉ còn lác đác đôi ba ánh điện lập lòe yếu ớt như đom đóm. Tôi đã dự một cuộc họp bản như thế tại bản Páo Sơ Dào - bản nghèo đói nhất của xã Khao Mang - huyện Mù Cang Chải - tỉnh Yên Bái.
Đi bộ, leo núi, mưa sạt không thể vượt qua nổi các con đèo vòi vọi, từ mờ sáng luồn rừng, đến 16 giờ chiều, chúng tôi mới tìm được một nóc nhà để xin… ăn trưa. Giở tấm bản đồ ướt nhoe nhoét ra, thấy mình đang vật lộn trong Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu diện tích 16.000ha, thuộc huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Chao ôi, toàn những cái tên xã (chứ chưa nói tên bản) thoáng nghe đã thấy gập ghềnh trắc trở: Đại Sơn, Nà Hẩu, Mỏ Vàng, Viễn Sơn. Lếch thếch bò theo các con đường trơn, đến 19h cùng ngày, thì
End of content
Không có tin nào tiếp theo