Tìm kiếm: nhân-rộng-mô-hình

'Trước đây, tôi từng làm ăn riêng, nhưng do nhận thấy sự hạn chế về vốn và các yếu tố khác nên đã tập hợp những người trẻ cùng chí hướng tại địa phương để thành lập HTX', chị Nguyễn Thị Minh Thùy - Giám đốc HTX Sản xuất chế biến và tiêu thụ nấm Nhì Tây (Bình Lâm, Hiệp Đức, Quảng Nam) chia sẻ về con đường khởi nghiệp của mình.
Tận dụng nguồn nước trên sông, anh Nguyễn Văn Tùng (ngụ ấp Trung Châu, xã Mỹ Hiệp, Chợ Mới, An Giang) đã phát triển mô hình nuôi cá lăng nha trong lồng bè. Mô hình đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp cuộc sống gia đình anh ngày càng khấm khá hơn, có điều kiện đóng góp công sức để xây dựng các công trình phúc lợi xã hội tại địa phương.
Trăn trở với thực trạng hệ số sử dụng đất đai ở quê hương lãng phí, kém hiệu quả, chàng trai trẻ người Phù Lá - Sẩn Xuân Trung (xã Phong Niên, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai) sau nhiều năm tìm hiểu các giống cây trồng phù hợp thổ nhưỡng bản địa đã quyết tâm đưa giống sả đỏ về trồng thử nghiệm trên đất đồi nhà mình.
Từ bỏ công việc kế toán ổn định cho một doanh nghiệp lâu năm, chị Hoàng Thị Thức (thôn Đồng Sương, xã Thành Lập, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình) đã đi theo tiếng gọi của rau, củ, quả. Trong suy nghĩ của chị, đó là một quyết định đúng đắn và bằng chứng là sự phát triển của HTX Nông sản hữu cơ Đồng Sương do chị làm Giám đốc.
Sau khi xuất ngũ, với ý chí và quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương, anh Lê Văn Vượng (xã Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) đã đi học hỏi tại các mô hình trồng dưa lưới ở Thanh Hóa. Nhận thấy giống cây này phù hợp trên vùng đất đỏ quê hương mình, anh Vượng đã tiên phong đầu tư để khởi nghiệp với loại cây này.
Thuần hóa và nuôi dúi rừng đang là nghề mang lại thu nhập cao cho không ít hộ dân ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. Dúi rừng sau khi thuần nuôi không tốn tiền chi phí thức ăn bởi người nuôi chỉ việc chặt tre về cưa thành khúc nhỏ cho chúng ăn, ngoài ra còn cho dúi rừng ăn thêm ngô, thóc.
Từ hai cặp le le giống mua được từ một người hàng xóm, sau hơn 10 năm chăm sóc, gây đàn, đến nay anh Nguyễn Thanh Bình (ngụ xã Vĩnh Phú Tây, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu) đã có đàn le le hơn 1.000 con. Mỗi năm, anh Bình thu lãi gần 300 triệu đồng từ việc bán le le giống và le le thương phẩm.
Chỉ cần tận dụng phụ phẩm rau, củ, quả, xác động vật…; những thứ vứt bỏ của các phế phẩm nông nghiệp là nuôi được loài côn trùng đẻ ra trứng đem về lợi nhuận tốt. Đó là ưu thế khi nuôi ruồi lính đen của gia đình ông Huỳnh Việt Triều ở ấp Vĩnh Thành, xã Vĩnh Biên (TX. Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng).

End of content

Không có tin nào tiếp theo