Tìm kiếm: phó-chủ-tịch-UBND-xã
Đến ngôi nhà có tuổi thọ trên 115 năm, chúng tôi thật sự ngỡ ngàng trước sự hoàn hảo của kết cấu bộ khung cũng như nội, ngoại thất nơi đây.
Người dân nghe thấy tiếng nổ lớn đinh tai nhức óc ở xóm Mỹ Lộc (xã Yên Phương, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định) nên đổ đến thì phát hiện nam sinh lớp 11, con trai lớn của chủ nhà đã tử vong với thương tích rất nặng.
Với 250 gốc bưởi đã cho quả, sau khi trừ chi phí chăm sóc, mỗi năm gia đình anh Lương Quang Yên, ở Nghĩa Đàn (Nghệ An) thu lãi từ vườn bưởi Diễn trên 100 triệu đồng.
Chỉ còn chưa đầy 15 ngày là đến Tết âm lich, các lò mật làm từ mía thơm ngon nức tiếng ở Làng Găng, xã Nghĩa Hưng, huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) ngày đêm đã đỏ lửa vào mùa phục vụ bà con gần xa trong và ngoài tỉnh.
Hiện nay, nhiều làng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đang phát triển, góp phần giải quyết việc làm tại chỗ cho hàng nghìn lao động nông thôn. Tuy nhiên, tại một số làng nghề, chủ cơ sở sản xuất và người lao động lại “thờ ơ” trước các nguy cơ mất an toàn lao động (ATLĐ).
Là huyện nghèo thuộc Nghị quyết 30a của Chính phủ, Vĩnh Thạnh (Bình Định) đã tận dụng sự hỗ trợ của Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số để phát triển kinh tế và giảm nghèo.
Khi ông Nguyễn Văn Việt ở xã Mai Phụ (Lộc Hà, Hà Tĩnh) đầu tư nuôi ngao trên bãi triều bỏ hoang, ai ai cũng lắc đầu ngao ngán vì chỉ cần trận mưa lũ là mọi thứ sẽ bị sóng đánh ra biển. Tuy nhiên, nhờ sự cần cù, chịu khó, tới nay, ông trở thành “vua ngao” ở Hà Tĩnh.
Từ bàn tay trắng, lão nông Võ Minh Trúc vươn lên làm giàu trên mảnh đất Thiên Lộc, nơi có hàng trăm người đang lao động ở châu Âu.
Ngư dân xã đảo Sơn Hải đã nuôi thử nghiệm thành công cá bè quỵt, đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao, góp phần đang dạng hóa đối tượng nuôi lồng bè trên biển.
Năm 2019 huyện Đakrông (Quảng Trị) phấn đấu giảm nghèo sẽ đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra trên 5%. Để đạt được mục tiêu này, huyện khuyến khích người dân phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình, xóa đói, giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc vùng biên giới.
Phát huy thế mạnh của địa phương trong chăn nuôi gia cầm, xã An Khang (thành phố Tuyên Quang) đã lựa chọn chăn nuôi giống gà đỏ Đồng Dầy là sản phẩm chủ lực của xã trong phát triển mô hình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP). Sau hơn một năm triển khai, sản phẩm gà đỏ Đồng Dầy được thị trường đón nhận, từ đó đem lại hiệu quả kinh tế cho các hộ chăn nuôi.
Những năm gần đây, người dân huyện Kế Sách (Sóc Trăng) đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng bằng cách áp dụng mô hình trồng cây có múi xen canh với các loại cây ăn trái khác, như: ổi, xoài…để tăng hiệu quả sử dụng đất một cách tối ưu, tăng thêm thu nhập, đồng thời cải thiện tính đa dạng về môi trường sinh thái.
Chị Nông Thị Kim, ở thôn Bản Ngù, xã Cao Trĩ, huyện Ba Bể (Bắc Kạn) trồng xen canh hơn 3.000m2 cây rau đặc sản bò khai dưới tán cây hồng. Cây hồng không hạt có đặc điểm vươn cao, tán rộng nên giữ ẩm cho đất rất tốt khi cây rau bò khai lại ưu ẩm, bóng râm.
Mô hình nuôi cá lồng bè trên biển tại xã đảo Tiên Hải (thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang) đang phát triển mạnh và mang lại hiệu quả vượt trội nhờ phương thức sản xuất an toàn, hiện đại, chủ động trong ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật, mở rộng thị trường.
Mật ong bạc hà là đặc sản quý hiếm chỉ có ở vùng cao nguyên đá Đồng Văn, nơi có loài hoa bạc hà tím biếc tỏa hương thơm dịu nhẹ. Nghề nuôi ong bạc hà của đồng bào nơi đây nhờ thế mà có từ bao đời nay. Trong những năm gần đây, mật ong bạc hà đã mở ra triển vọng mới trong phát triển kinh tế của người dân huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.
End of content
Không có tin nào tiếp theo