Tìm kiếm: phát-triển-công-nghiệp

Sản phẩm giày dép sản xuất ở Việt Nam đã được xuất khẩu tới hơn 100 nước, trong đó thị trường EU và Mỹ chiếm hơn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này. Với tốc độ tăng trưởng hai con số, dự báo năm 2020, Việt Nam tiếp tục là điểm đến sản xuất của các thương hiệu giày dép hàng đầu thế giới.
DNVN - Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup cho biết, ngoài 3 dòng xe máy điện đang cung cấp ra thị trường, Vingroup đang tập trung nghiên cứu phát triển để đưa ra thị trường trong năm 2020 thêm 4 mẫu xe máy điện mới, 1 mẫu xe bus điện và 2 mẫu ô tô điện. Vingroup có dự định xuất khẩu ô tô điện sang thị trường Mỹ từ năm 2021.
DNVN - Năm 2019, các doanh nghiệp CNTT đã nộp ngân sách trên 53.000 tỷ đồng. Hai mặt hàng công nghiệp CNTT (điện thoại và linh kiện, máy tính và linh kiện) giữ vững vị trí Top 3 trong 10 sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam năm 2019, trong đó các doanh nghiệp FDI chiếm tới trên 90% doanh thu xuất khẩu.
DNVN - Công nghiệp hỗ trợ, nguyên liệu trong nước chưa phát triển, phụ thuộc nhập khẩu; chính sách và quy hoạch phát triển ngành theo cụm liên kết còn yếu; chưa phát triển thương hiệu mạnh và đội ngũ thiết kế trong nước… là những điểm nghẽn khiến ngành da giày Việt Nam chưa thể phát triển đúng lợi thế vốn có của mình.
DNVN - Tại TP.HCM, phát triển các ngành công nghiệp trọng yếu vẫn chưa tương xứng tiềm năng, phần lớn doanh nghiệp sản xuất còn phụ thuộc khá lớn vào nguyên phụ liệu nhập khẩu, hạn chế về công nghệ. Bên cạnh đó, sức cạnh tranh, hàm lượng giá trị gia tăng trong sản phẩm vẫn còn thấp.
DNVN - Thời gian qua, Sở Công Thương tỉnh Bến Tre đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đổi mới ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại; mở rộng cơ hội giao thương, giới thiệu, quảng bá sản phẩm hàng hóa, thương hiệu trên môi trường trực tuyến, nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Với doanh số khoảng 10-12 tỷ USD, ngành công nghiệp điện tử Việt Nam đang hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài với hoạt động ngày càng sôi nổi. Trong khi đó, các công ty trong nước lại thể hiện sự lép vế và yếu thế.
Việt Nam có thể nhanh chóng cải thiện năng lực cạnh tranh ở quy mô thị trường, lao động, nhưng những chỉ số cốt lõi như hạ tầng, sáng tạo, mức độ sẵn sàng về công nghệ lại là những điều đáng lo ngại và cần có thời gian.

End of content

Không có tin nào tiếp theo