Tìm kiếm: rau-Vietgap
Cụ Trần Bia (73 tuổi, ngụ P.Ba Láng, Q.Cái Răng, TP.Cần Thơ) là một trong những người tiên phong ở địa phương mạnh dạn chuyển đổi vật nuôi và thành công với mô hình nuôi heo rừng, thu lãi trên 100 triệu đồng/năm.
Táo mèo chấm muối tôm, táo mèo dầm muối ớt, dầm mắm Thái… táo mèo bao tử đang lên cơn sốt, trở thành món ăn vặt ưa thích của chị em. Nhờ đó, có người bán được cả tấn táo mèo bao tử, thu lãi bạc triệu mỗi tuần.
Nhằm tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, vụ Đông Xuân 2017-2018, nông dân tỉnh An Giang Giang đã chuyển đổi gần 20.000 ha đất lúa ở những địa bàn miền núi, xa nguồn nước, trồng lúa kém hiệu quả,… sang trồng các loại rau màu kinh tế như: đậu nành rau, dưa lưới, bắp bao tử, ớt, rau các loại,… mang lại thu nhập cao cho nông dân.
Ông Huỳnh Hữu Vân, xã Ea Nuôl, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk đã đưa giống cây cam, quýt về trồng đem lại nguồn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Trước sự báo động về mất vệ sinh an toàn thực phẩm, gần đây, một số thanh niên ở tỉnh Đắk Lắk đã mạnh dạn đầu tư phát triển mô hình nông nghiệp sạch.
Tháng 4, vùng cát trắng thuộc khối phố 5, phường Điện Nam Trung (Điện Bàn) tràn ngập sắc đỏ của cà chua đang vào vụ thu hoạch. Bà con nông dân tất bật với việc thu hái quả bán cho thương lái.
Sản xuất mướp đắng theo hướng thực hành tốt trong nông nghiệp (VietGap) ở tỉnh Thừa Thiên - Huế là mô hình kinh tế mới, đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp 4 lần so với trồng lúa.
Một lần tình cờ, bà Đàm Thị Cậy (xã Eaknốp, huyện Ekar, Đắk Lắk) bắt được con thỏ trắng bị lạc, mang về nuôi, sau đó bà lập trang trại nuôi thỏ, giờ đây, mỗi năm thu cả trăm triệu đồng.
Nhận thấy loài ong ruồi rất thích nghi với vùng đất mình đang ở, anh Võ Xuân Khánh, Bí thư Chi đoàn ấp Rau Dừa C, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước, Cà Mau mày mò và học được cách nuôi ong trong thùng xốp để lấy mật.
Ngày 17/4, tại Quảng Ngãi, Bộ Công Thương phối hợp UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức hội nghị “Kết nối tiêu thụ dưa hấu và một số nông sản có thế mạnh tại Quảng Ngãi” với sự tham dự của Sở Công Thương các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định, Lào Cai và hơn 50 nhà kinh doanh xuất nhập khẩu, thương mại Trung Quốc.
Theo Bộ NN&PTNT, thời tiết từ tháng 3 tới tháng 5 năm nay được dự báo thuận lợi cho vải, nhãn nở hoa, đậu quả và phát triển. Hiện tỉ lệ cây ra hoa, đậu quả đạt trên 90%. Các trà vải sớm đang trong giai đoạn quả non - vào cùi, trà vải chính vụ trong giai đoạn quả non, nhãn đang trong giai đoạn nở hoa, đậu quả non, hứa hẹn được mùa vải, nhãn.
Trong thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẽ tiếp tục chỉ đạo địa phương, DN để hướng dẫn bà con nông dân thực hiện đầy đủ giải pháp về giống, quy trình, kỹ thuật canh tác đồng thời cũng xây dựng chuỗi giá trị làm sao để nông sản Việt Nam nói chung và trái cây Việt Nam nói riêng đáp ứng mục tiêu xuất khẩu ngày càng cao.
Sau một thời gian làm công nhân trồng cây cho 1 công ty ở Hà Nội, Đào Mạnh Hùng (SN 1988) đã quyết định quay về quê ở khu 8, xã Tứ Mỹ, huyện Tam Nông (Phú Thọ) để lập nghiệp bằng nghề trồng hoa hồng. Đến nay, mỗi năm anh thu được ít nhất 500 triệu đồng, không những thế, sau 3 năm gây giống, mở rộng mô hình, đến nay vườn hoa hồng của anh có giá trị nhiều tỷ đồng…
Chị Thào Thị Mại, bản Nà Sang (xã Na Sang, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên), đã trồng “cây trăm mắt” trên 2ha nương rẫy cằn cỗi thu lợi hơn 200 triệu đồng mỗi năm.
Với 4.000 m2 diện tích rau trồng trong nhà lưới theo tiêu chuẩn VietGAP của anh Đoàn Tuấn Anh, thôn Tân Đức, xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên (Hà Giang) năm vừa qua có lãi hơn 350 triệu đồng, bình quân mỗi tháng tính ra lãi hơn 30 triệu đồng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo