Tìm kiếm: sản-phẩm-nông-sản

Trên cơ sở nhìn nhận đầy đủ những cơ hội mang lại từ Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), Sơn La đã và đang tập trung triển khai với mục tiêu sử dụng lợi thế sẵn có, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao, qua đó, nâng cao thu nhập cho người dân, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng hiệu quả, bền vững.
Sản xuất nông nghiệp sạch theo hướng phát triển bền vững là mục tiêu tiên quyết bắt buộc phải thực hiện, là xu hướng tất yếu của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, làm sao để các sản phẩm này được tiêu thụ trong các chuỗi giá trị cao vẫn là “bài toán” khó với người nông dân và doanh nghiệp.
Việc gừng Kỳ Sơn ở Nghệ An vừa được cấp chứng nhận Chỉ dẫn địa lý tiếp tục là động lực thúc đẩy nhiều nông sản đặc sản khác hướng tới bảo hộ Chỉ dẫn địa lý. Các HTX có đặc sản Chỉ dẫn địa lý cũng vì thế mà nâng thêm sức cạnh tranh.
HTX Tiêu thụ nông sản đồng bào dân tộc (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) là một mô hình HTX kiểu mới. HTX này ra đời góp phần tăng cường kết nối cung – cầu, tạo thành chuỗi giá trị tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, nhất là khu vực miền núi, biên giới, hải đảo. Đồng thời, mang đến những nông sản, thực phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng.
Việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho nông sản, đặc sản địa phương ngày càng có vai trò quan trọng, có tác động giúp người nông dân, HTX và doanh nghiệp nâng cao danh tiếng, phát triển thị trường, bảo vệ những giá trị về chất lượng và bán được nông sản với giá cao.
Nhằm nâng cao thu nhập cho người dân và phát triển kinh tế - xã hội, Yên Bái đã triển khai thực hiện dựng Đề án "Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2030” (OCOP). Đến nay, Yên Bái đã xây dựng được 5 sản phẩm OCOP hạng 3 sao, bước đầu khẳng định thương hiệu, nâng tầm sản phẩm trên thị trường.
Chị Y Hlạng, Người có uy tín của làng Pu Tá, xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) là người tiên phong đưa cây sâm dây về trồng tại vườn nhà. Đồng thời, chị vận động người dân cùng tham gia trồng loài cây có giá trị kinh tế cao này. Nhờ đó đã giúp dân làng Pu Tá tăng thu nhập, từng bước thoát nghèo.
Thực phẩm nhập khẩu không ngừng tăng, dòng vốn ngoại đầu tư vào chế biến thực phẩm ngày càng nhiều, nhất là khi Việt Nam đang là thị trường tiêu thụ tiềm năng và có nhiều cơ hội mở ra cho khối ngoại từ các hiệp định thương mại tự do (FTA).

End of content

Không có tin nào tiếp theo