Tìm kiếm: sở-công-thương-hà-nội
Ngày 23/10, Bộ NN&PTNT phối hợp với UBND TP. Hà Nội tổ chức Diễn đàn "Chia sẻ thông tin, kết nối giao thương nông, lâm, thủy sản giữa Hà Nội và các tỉnh, thành phố".
Dù gặp nhiều khó khăn do dịch COVID-19 song xuất khẩu hàng hóa của cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng vẫn có những điểm sáng. Trong bối cảnh dịch COVID-19 dần được kiểm soát, TP Hà Nội đã xây dựng phương án phục hồi sản xuất nhằm tạo động lực cho các doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch xuất khẩu dịp cuối năm.
Dịch COVID-19 được đánh giá là "chất xúc tác" để thúc đẩy tăng trưởng của thương mại điện tử Việt Nam. Song điều này vẫn chưa đủ để thị trường thương mại điện tử phát triển vượt lên trên các nước Đông Nam Á.
DNVN - Theo thông tin từ Sở Công Thương Hà Nội, trong thời gian thành phố thực hiện biện pháp giãn cách xã hội, mức tiêu thụ trên thương mại điện tử tăng từ 30-50% so với những ngày bình thường.
DNVN - Tại buổi Diễn đàn trực tuyến kết nối cung cầu sản phẩm OCOP và nông sản, thực phẩm an toàn, các chuyên gia và đại diện ban ngành đã đưa ra nhiều giải pháp để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm OCOP trong thời điểm dịch bệnh.
DNVN - Nhằm hỗ trợ các quận, huyện, thị xã kết nối xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm OCOP và nông sản, thực phẩm an toàn, Sở NN&PTNT Hà Nội phối hợp với một số cơ quan tổ chức “Diễn đàn trực tuyến Hà Nội 2021 - Kết nối cung cầu sản phẩm OCOP và nông sản, thực phẩm an toàn”. Sự kiện dự kiến sẽ diễn ra vào sáng 1/9/2021.
Sau 3 tuần Hà Nội giãn cách toàn thành phố, mặc dù đã có thêm nhiều điểm bán hàng bình ổn nhưng giá thực phẩm tại một số chợ dân sinh vẫn tăng do vận chuyển rất khó khăn. Trao đổi với phóng viên báo Tin tức, ông Vũ Vinh Phú, nguyên Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội nhấn mạnh: Cần phải làm tốt hơn nữa chương trình hàng bình ổn giá ở thị trường Hà Nội.
Theo Sở GTVT Hà Nội, 20.000 mã shipper được cấp hiện đã đủ để đáp ứng nhu cầu phục vụ giao nhận hàng hóa, bưu phẩm cho thành phố trong thời gian giãn cách.
DNVN - Chợ lưu động, bán hàng theo "combo", mang chợ ra không gian thoáng, siêu thị di động kiểu mới, hay bán hàng thiết yếu trên chợ điện tử... là những mô hình bán hàng sáng tạo và thông minh đã và đang được một số địa phương áp dụng để đáp ứng nhu cầu của người dân trong thời giãn cách.
Bộ Công Thương yêu cầu Hà Nội tăng cường điểm bán hàng lưu động, đồng thời đảm bảo phòng chống dịch bệnh tại các chợ truyền thống, siêu thị theo hướng dẫn của Liên Bộ Y tế - Công Thương.
DNVN - Theo Bộ Công Thương, dù nhiều siêu thị Vinmart và Vinmart+ đóng cửa do liên quan đến các ca nhiễm COVID-19 nhưng nguồn cung hàng hóa thiết yếu trên địa bàn vẫn được bảo đảm, giá cả ổn định.
Theo thông tin từ Sở Công Thương Hà Nội, thời gian vừa qua, các siêu thị đẩy mạnh bán hàng online. Trong tuần đầu tiên thực hiện giãn cách xã hội, các siêu thị đã cung ứng cho các đơn mua hàng online của người dân tăng gấp từ 2-5 lần so với những ngày trước đó.
DNVN – Theo đánh giá chung, hiện nhu cầu sản xuất và khả năng cung ứng các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn Hà Nội vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng. Theo Sở NN-PTNT Hà Nội, khó khăn chủ yếu đối với nguồn cung các sản phẩm nông sản hàng hóa thực phẩm chủ yếu ở khâu lưu thông, vận chuyển hàng hóa.
Sở Công Thương Hà Nội vừa công khai danh sách tổng hợp điểm cung ứng hàng hóa thiết yếu và danh sách các chợ trên địa bàn thành phố.
DNVN - Grab vừa gửi văn bản đến Sở GTVT Hà Nội nêu ý kiến rằng việc triển khai các dịch vụ giao hàng, đi chợ hộ sẽ giúp lưu thông hàng hóa, giảm tập trung mua sắm tại thành phố khi áp dụng Chỉ thị 17.
End of content
Không có tin nào tiếp theo