Tìm kiếm: tốc-độ-Âm-thanh

Dù từng chạy đua quân sự hóa vũ trụ trong quá khứ, nhưng từ khi Liên Xô tan vỡ, Nga và Mỹ đã có nhiều thành tựu hợp tác trong lĩnh vực không gian và chinh phục vũ trụ. Tuy nhiên, quá trình hợp tác giữa hai bên không chỉ vì mục đích hòa bình, mà còn là cạnh tranh để giành ưu thế trên vũ trụ.
Nhật Bản tuyên bố đang trong quá trình nghiên cứu-phát triển một loại tên lửa hành trình và một đầu đạn lượn siêu vượt âm. Theo kế hoạch, hai vũ khí này sẽ được thử nghiệm vào năm 2024 và được triển khai kể từ năm 2026 – tiến trình được coi là khá nhanh và rất tham vọng đối với một quốc gia chịu nhiều hạn chế về phát triển vũ khí chiến lược.
Với sự phát triển rộng rãi của các dòng vũ khí siêu thanh và siêu vượt âm, Hải quân Mỹ dành rất nhiều nguồn lực để phát triển phương tiện mô phỏng cho các loại vũ khí phòng thủ. Tuy nhiên, kết quả đạt được lại không như mong muốn và người Mỹ đã tìm ra một cách đặc biệt là sử dụng tên lửa siêu âm của Nga để làm mục tiêu bay.
Trang tin quân sự Defense News dẫn nguồn từ Lầu Năm góc đăng tải, các phiên bản máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-35B (cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng) và F-35C (phiên bản dành cho hải quân) đã bị giới hạn tốc độ hoạt động ở ngưỡng cận âm do các vấn đề kỹ thuật không thể khắc phục.

End of content

Không có tin nào tiếp theo