Tìm kiếm: tổng-liên-đoàn-lao-động-việt-nam

Theo ông Mai Đức Chính - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, trong thời gian từ tháng 10 đến cuối năm 2014, Tổng Liên đoàn đã cử cán bộ tham gia Đoàn Thanh tra liên ngành do Thanh tra Chính phủ chủ trì, thanh tra việc thực hiện pháp luật về Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT) tại 70 doanh nghiệp trên địa bàn 12 tỉnh trong cả nước.
Danh hiệu “Doanh nghiệp vì người lao động” nhằm biểu dương và tôn vinh những doanh nghiệp có những nỗ lực cải thiện môi trường làm việc, tiến tới phát triển bền vững trong quá trình hội nhập và phát triển.
Đại diện nhiều tập đoàn cho rằng, việc chi trả lương cho lãnh đạo đúng quy định; lương tăng giảm căn cứ theo hiệu quả sản xuất kinh doanh. Một số chuyên gia kinh tế cho rằng, ngoài việc công bố tiền lương hằng tháng, Bộ Công Thương nên yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty công bố các khoản thu nhập ngoài lương của lãnh đạo.
Toàn cầu hóa dẫn đến di cư lao động ngày nay càng tăng, đang là xu thế không thể đảo ngược, nhằm thỏa mãn nhu cầu giải quyết việc làm cho nước đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, đáp ứng nhu cầu lao động cho phát triển của nước tiếp nhận lao động nên có lợi cho cả hai quốc gia và người lao động di cư. Việt Nam đang chuyển động trong bối cảnh chung đó mà không là ngoại lệ.
Giải quyết thế nào với quyền lợi của người lao động làm việc tại doanh nghiệp (DN) giải thể, ngừng hoạt động, đóng cửa, chủ DN bỏ trốn, trong khi vẫn nợ bảo hiểm xã hội (BHXH) là câu hỏi được phóng viên đặt ra với ông Đỗ Văn Sinh, Phó tổng giám đốc BHXH Việt Nam.

End of content

Không có tin nào tiếp theo