Tìm kiếm: tỷ-lệ-hộ-nghèo
Trải qua nhiều giai đoạn, có lúc thăng lúc trầm, song đến nay tỏi vẫn là một trong những cây trồng góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho hàng chục hộ dân trên địa bàn xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
DNVN - Nhằm hưởng ứng cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, mới đây, Tập đoàn BRG và Công ty Liên doanh Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội đã trao tặng ủng hộ 1 tỷ đồng tại Lễ phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo” do UBND - Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tp. Hà Nội tổ chức.
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) giai đoạn 2016-2019 đạt khá cao, ở mức bình quân 6,8%. Mặc dù năm 2020 kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19 nhưng tốc độ tăng GDP thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao nhất khu vực, thế giới.
Cùng nhau liên kết nuôi gà theo hướng an toàn sinh học là hướng đi hiệu quả của HTX Chăn nuôi - Dịch vụ Thanh An (Hớn Quản, Bình Phước) khi các loại cây trồng như hồ tiêu, cao su... vốn là thế mạnh xuống giá. Sự hợp tác này không chỉ giúp các thành viên nâng cao thu nhập mà còn góp phần vào quá trình giảm nghèo bền vững.
Công tác giảm nghèo đã được Lào Cai triển khai kịp thời với nhiều giải pháp, cách làm sáng tạo, góp phần giúp người dân từng bước thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
DNVN - Đảng bộ huyện Thanh Thủy, Phú Thọ đã tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ lần thứ XXVI nhiệm kỳ 2020-2025. Tại hội nghị lần thứ nhất, Ban chấp hành Đảng bộ huyện Thanh Thủy đã bầu Ban Thường vụ huyện ủy gồm 13 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Minh Tường tiếp tục được tín nhiệm bầu giữ chức vụ Bí thư Huyện ủy Thanh Thủy nhiệm kỳ 2020-2025.
Không cảm thấy mình còn nghèo, 83 hộ dân tại tỉnh Kon Tum đã tự nguyện viết đơn xin ra khỏi diện hộ nghèo.
Nuôi tôm quảng canh cải tiến và áp dụng kỹ thuật mới nên đạt năng suất khá cao, từ đó giúp nhiều người vươn lên làm giàu.
Tân Sơn là xã vùng cao của huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn, với 98% dân số là người Dao, cuộc sống của bà con phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Sau nhiều nỗ lực, bộ mặt nông thôn Tân Sơn ngày càng khởi sắc nhờ mô hình trồng rau an toàn với sự đồng hành của HTX.
Suốt 550 năm qua, làng Tương Nịu (xã Phù Việt cũ) nay là thôn Trung Tiến, xã Việt Tiến, Thạch Hà (Hà Tĩnh) luôn gìn giữ và phát huy bề dày văn hóa truyền thống.
Với khí hậu, đất đai phù hợp cho một số loại cây trồng và đem lại hiệu quả về kinh tế; những năm gần đây, xã Na Khê (Yên Minh) đã tuyên truyền, vận động và khuyến khích người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây ngô, lúa sang trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, như: Hồng không hạt, dưa hấu, chuối Tiêu hồng…
Xã biên giới Phú Lộc (TX. Tân Châu, An Giang) được biết đến là xã thuần nông, đời sống người dân chủ yếu trồng trọt và chăn nuôi. Thời gian qua, mô hình nuôi dê đã từng bước khẳng định tính bền vững, mang lại giá trị kinh tế cao bởi tập tính dễ nuôi và nguồn thức ăn dễ kiếm, góp phần tăng thu nhập cho người dân.
Nhờ mô hình nuôi cá lóc trên cát, khoảng 100 hộ dân tại xã bãi ngang Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) đã tìm được hướng phát triển kinh tế thoát nghèo. Mỗi năm 2 vụ cá, trừ chi phí, mỗi hộ cũng thu lãi cả trăm triệu đồng.
Đến xã Cò Nòi (Mộc Châu-Sơn La), ai cũng biết ông Nguyễn Đình Lâm đi đầu trong HTX trồng dâu tây sạch đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người dân nâng cao thu nhập và giảm nghèo.
Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), xã Khâu Tinh (Na Hang, Tuyên Quang) đã lựa chọn rau an toàn trái vụ và cao chanh để tập trung phát triển, tạo hướng đi bền vững giúp người dân thoát nghèo. HTX Dịch vụ nông nghiệp Khâu Tinh được giao nhiệm vụ liên kết với các hộ trong xã phát triển 2 sản phẩm này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo