Tìm kiếm: thanh-long-Bình-Thuận

“Tôi hy vọng rằng, chúng ta không chỉ dừng lại với 3 tấn vải thiều xuất khẩu bằng hình thức thương mại điện tử xuyên biên giới, mà sẽ là con số lớn hơn rất nhiều. Nhiều loại trái cây nông sản, đặc sản từ nhà sản xuất Việt Nam sẽ đến tận tay người tiêu dùng quốc tế”.
DNVN- Tổng cục QLTT có công văn báo cáo Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc hỗ trợ tiêu thụ vải thiều cho bà con ở Bắc Giang. Riêng đối với mặt hàng vải thiều, Tổng cục QLTT cam kết hỗ trợ tiêu thụ giúp Bắc Giang 3.000 tấn vải. Chương trình này sẽ được triển khai xuyên suốt đến 63 Cục trong cả nước.
Việc vải thiều Lục Ngạn, Bắc Giang là sản phẩm đầu tiên chính thức được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản đã mở ra nhiều cơ hội mới cho việc xuất khẩu, tiêu thụ vải thiều Việt Nam ở nhiều thị trường khác. Từ đây cũng cho thấy vai trò của sở hữu trí tuệ, vốn được coi là công cụ hỗ trợ cho các sản phẩm Việt Nam có thêm lợi thế cạnh tranh, xuất khẩu.
DNVN - Tại cuộc họp báo thường kỳ quý 1 do Bộ KH-CN tổ chức ngày 31/3, ông Nguyễn Văn Bảy, Phó cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN), cho biết Bộ Nông, lâm và ngư nghiệp Nhật Bản vừa có thông báo về vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản.
Việc hỗ trợ tiếp cận các thị trường mới và đa dạng sẽ giúp tăng doanh thu xuất khẩu trái cây Việt và mở rộng sản xuất. Điều này còn giúp cải thiện sức chống chịu của ngành hàng trái cây do các cuộc khủng hoảng gây ra, như đại dịch Covid-19.
Mới đây, trong khuôn khổ Dự án 'Hỗ trợ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý của Việt Nam tại Nhật Bản', các thương hiệu nông sản quen thuộc của Việt Nam như thanh long Bình Thuận, cà phê Buôn Ma Thuột và vải thiều Lục Ngạn đã được lựa chọn trở thành các 'sứ giả văn hóa đặc biệt' để quảng bá về chỉ dẫn địa lý Việt Nam đến người tiêu dùng Nhật Bản.

End of content

Không có tin nào tiếp theo