Tìm kiếm: thuế-chống-bán-phá-giá
DNVN - Nhằm đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của người nông dân, ngành sản xuất, chế biến đường trong nước, người tiêu dùng; căn cứ trên thông tin thu thập, tính toán được trong quá trình điều tra, Bộ Công Thương quyết định tạm thời thu thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp với đường thô có xuất xứ Thái Lan ở mức 33,88%.
DNVN - Ngày 4/2/2021, Cơ quan Hải quan và Biên giới Canada (CBSA) thông báo kết luận sơ bộ vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cốt bê tông có xuất xứ từ 7 nước, trong đó có Việt Nam.
DNVN - Ngày 1/2/2021, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) ban hành kết luận sơ bộ vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm ống đồng có xuất xứ từ Việt Nam. Theo đó, Hoa Kỳ sẽ áp thuế chống bán phá giá sơ bộ với thuế suất tương ứng là 8,05%.
Bộ Công nghiệp và Thương mại quốc tế Malaysia đã ban hành kết luận cuối cùng trong vụ việc điều tra rà soát lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nguội Việt Nam.
Việc cơ quan thương mại của Mỹ chưa đề xuất Chính phủ nước này áp thuế hoặc sử dụng các biện pháp trừng phạt đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam là thông tin vui cho nhiều ngành hàng XK. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm để Việt Nam xử lý tận gốc vấn đề gian lận xuất xứ, giả mạo hàng Việt để né thuế xuất khẩu.
DNVN - Kết quả sơ bộ của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) về việc Việt Nam không bán phá giá lốp xe ô tô vào Hoa Kỳ là thông tin hết sức tích cực đối với các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu lốp xe của nước ta. Việc doanh nghiệp tiếp tục hợp tác chặt chẽ với DOC trong giai đoạn tiếp theo là điều kiện để giữ được kết quả này trong kết luận cuối cùng.
Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho rằng các nhà xuất khẩu của Việt Nam không bán phá giá lốp xe ô tô vào Hoa Kỳ.
DNVN - Ngày 30/12/2020, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ban hành kết luận điều tra sơ bộ trong vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với lốp xe ô-tô nhập khẩu từ một số nước trong đó có Việt Nam. Theo đó, Bộ Thương mại Hoa Kỳ sơ bộ xác định biên độ phá giá đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lốp xe của Việt Nam ở mức 0% đến 22,30%.
Năm 2021 với nhiều điều kiện thuận lợi, dự báo xuất khẩu tôm sẽ tăng trưởng 15% so với năm 2020, vượt mốc 4 tỷ USD.
Ước tính xuất khẩu thủy sản cả năm 2020 sẽ đạt tương đương năm 2019 với 8,58 tỷ USD. Thủy sản Việt Nam năm 2020 chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid 19.
Ngành gỗ đặt ra mục tiêu đến năm 2025 sẽ thu về 20 tỷ USD từ xuất khẩu, với điều kiện là phải ngăn chặn được hành vi gian lận xuất xứ, giả mạo gỗ Việt Nam để lẩn tránh thuế ở một số thị trường xuất khẩu lớn. Bởi, hành vi này nếu bị đối tác phát hiện, doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị liên luỵ, thậm chí là "hết cửa" xuất khẩu.
DNVN - Việc tham gia Hiệp định RCEP có thể mang đến nhiều cơ hội, lợi thế cho Việt Nam, nhưng cũng kèm theo nhiều thách thức không hề nhỏ.
Tình trạng nhập lậu xe đạp điện rồi phù phép sản xuất tại Việt Nam để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu là một điển hình của chiêu trò gian lận xuất xứ. Liệu việc xây dựng Nghị định quy định cách xác định sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam có bịt được kẽ hở này.
Bộ Công Thương khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với một số sản phẩm đường mía nhập khẩu từ Thái Lan.
Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết, giá gỗ nguyên liệu tại Phú Thọ, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Bình Phước đang đồng loạt giảm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo