Tìm kiếm: thành-viên-HTX
Là một trong những huyện trọng điểm trong phát triển văn hóa, kinh tế, chính trị của Quảng Ninh, thời gian qua, huyện Tiên Yên đã đẩy mạnh công tác vệ sinh môi trường. Đây là một trong những điều kiện để huyện đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiệu quả, bền vững.
Để các HTX nông nghiệp đổi mới hoạt động quản lý, tổ chức sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh, UBND Tp.Hải Phòng đã thực hiện triển khai thí điểm mô hình đưa cán bộ trẻ có trình độ đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn tại các HTX. Đây là cơ hội để các cán bộ trẻ thử sức, phát huy năng lực chuyên môn.
Chồng mất, từ một người nội trợ không biết dùng điện thoại, chị Trương Ánh Nguyệt đã tự đứng lên kế nghiệp chồng, lèo lái HTX Chăn nuôi ba ba Thạnh Lợi (xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang) phát triển, gia tăng giá trị sản xuất.
Tại Hà Giang, nhiều địa phương đã nâng cao ý thức bảo vệ môi trường nhằm mang lại bộ mặt nông thôn sạch đẹp. Đây cũng là điều kiện để các địa phương phát triển kinh tế, thúc đẩy du lịch tăng trưởng.
Giá trị của việc sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ để phát triển kinh doanh trong ngành hàng nông sản của HTX có thể thấy rõ ở hai thương hiệu sản phẩm 'Gà ta Gò Công' và 'Bưởi da xanh Bến Tre'.
Hơn 5 năm khởi nghiệp với nghề chưng cất tinh dầu dược liệu, Má A Nủ - Giám đốc HTX H'Mông Cát Cát (bản Cát Cát, xã San Sả Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai) đã khẳng định được chỗ đứng cho thương hiệu sản phẩm của mình. Mỗi năm, HTX của anh thu về 300 - 350 triệu đồng.
Tuy còn mới mẻ, nhưng nhiều mô hình HTX thanh niên ở tỉnh Hà Nam bước đầu đã thể hiện được vai trò trong việc hỗ trợ thành viên phát triển kinh tế, lập thân, lập nghiệp.
Sau khi rời quân ngũ, cựu chiến binh Nguyễn Quang Hòe (phường Xuân Thanh, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai) cũng rời quê nhà ở tỉnh Hà Tĩnh, xuôi ngược nhiều tỉnh, thành phía Nam để mưu sinh. Cuối cùng, ông chọn vùng đất Long Khánh là nơi an cư lạc nghiệp để triển khai các dự án khởi nghiệp của mình.
Tham gia trồng trọt từ năm 2013 với việc trồng rau công nghệ cao, song thất bại vì thiếu kinh nghiệm, thiếu kỹ thuật canh tác, anh Nguyễn Hồng Quyết (xã An Bình, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương) đã quyết tâm chuyển sang khởi nghiệp với cây dưa lưới.
Dự kiến năm 2019, tổng nguồn vốn đạt 12,2 tỷ đồng, doanh thu đạt 27,5 tỷ đồng. Có được kết quả này là do HTX Đan Phượng đã phát huy tốt vai trò 'cầu nối' liên kết với doanh nghiệp, HTX trong và ngoài địa phương.
Hiện nay, HTX Cây ăn trái Vang Thanh Ea Súp (xã Ya Tờ Mốt, huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk) đã trồng được hơn 20 ha cây ăn trái. Sự ra đời của HTX là kênh phân phối quan trọng giúp nhiều thanh niên trồng cây ăn trái thôn 14A, xã Ya Tờ Mốt khai thác hết tiềm năng lợi thế của địa phương, làm giàu chính đáng trên mảnh đất kinh tế mới.
'Trước đây, tôi từng làm ăn riêng, nhưng do nhận thấy sự hạn chế về vốn và các yếu tố khác nên đã tập hợp những người trẻ cùng chí hướng tại địa phương để thành lập HTX', chị Nguyễn Thị Minh Thùy - Giám đốc HTX Sản xuất chế biến và tiêu thụ nấm Nhì Tây (Bình Lâm, Hiệp Đức, Quảng Nam) chia sẻ về con đường khởi nghiệp của mình.
Để giúp những lao động nữ đã được học nghề khởi nghiệp, HTX 20/10 (xã Nông Hạ, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) đã phát triển mô hình sản xuất bún khô theo cách làm riêng, mang thương hiệu 'sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu'.
Là người tiên phong trong việc phát triển mô hình trồng nấm rơm ở Ya Tờ Mốt (huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk), sau khi được tham quan mô hình trồng nấm ở huyện Krông Ana, anh Nguyễn Quốc Cường nhận thấy địa phương mình có nguồn rơm rạ dồi dào nên đã quyết định chọn trồng nấm rơm trong nhà để khởi nghiệp.
Với hương vị thơm ngon, lạ miệng, càng để lâu càng ngọt và mềm, giống mít ruột đỏ Indonesia được nhiều người ưa chuộng, mặc dù giá cao gấp đôi, gấp 3 so với các loại mít thường.
End of content
Không có tin nào tiếp theo