Tìm kiếm: thương-lái

Ông Thái Văn Đầy, xã Thạnh Nhựt, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang đã chuyển đất lúa kém hiệu quả sang trồng dừa xiêm chuỗi, cho năng suất cao. Từ ngày vườn dừa xiêm chuỗi cho trái, thu nhập của gia đình ông Đầy sung túc hẳn lên bởi tháng nào cũng có tiền từ bán dừa.
Nhiều năm trở lại đây, cứ sau Tết Nguyên đán nhiều ngư dân ở tỉnh Nam Định lại đổ xô đi giăng bắt con sứa. Mùa giăng lưới bắt sứa nổi lập lờ ngoài biển được ví như mùa "săn vàng trắng". Nhờ công việc này mà nhiều hộ có thu nhập rất cao, từ vài triệu cho đến cả chục triệu đồng mỗi ngày.
“Nếu đầu tư bài bản và cây không bị nhiễm bệnh thì 1 sào hồng môn có giá trị kinh tế bằng 1 ha cà phê”, anh Đoàn Mạnh Hùng (33 tuổi, ngụ xã Hòa Ninh, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) nói về lý do anh chọn cây hồng môn để phát triển kinh tế gia đình. Đây chính là lý do anh Hùng thay dần vườn cà phê bằng hoa hồng môn.
Ông Nguyễn Văn Thơ, ở ấp Bình Hoà, xã Phương Phú, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đã cải thiện nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình trong việc tận dụng nền đất ruộng làm lúa kém hiệu quả sang trồng bông điên điển Thái. Mỗi ngày thu nhập của gia đình từ 2.000m­­2 bông điên điển Thái được khoảng 450 nghìn đồng.
Với việc nhạy bén lựa chọn trồng xen mít và bưởi da xanh, ông Nguyễn Văn Ngài (SN 1966) ở ấp Trung Sơn, xã Thanh An, huyện Hớn Quản (tỉnh Bình Phước) thu lợi ít nhất 250 triệu đồng/năm từ mít Thái trong khi chờ cây bưởi cho thu hoạch. Ông Ngài trồng mít Thái siêu sớm còn cho thu lợi kép khi có thể tỉa trái xấu, hái lá mít để nuôi thêm đàn dê.
Đất nhiễm phèn mặn không trồng được lúa nên cây trồng chủ lực của người dân xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) bấy lâu chỉ là cây mía, cây màu. Những năm gần đây, cây mía rớt giá, năng xuất thấp khiến người dân điêu đứng. Trong khó khăn, nhiều hộ dân ở đây rủ nhau trồng khoai cau (khoai sọ) lại trúng lớn.

End of content

Không có tin nào tiếp theo