Tìm kiếm: trồng-dâu-nuôi-tằm

DNVN - Hơn 6 năm lăn lộn với dệt đũi, cọ sát đủ nhiều để Hạnh Silk của ngày hôm nay tự tin bứt phá hơn. Nếu quãng thời gian đằng đẵng trước đó là khôi phục dấu ấn làng nghề dệt đũi Nam Cao (Thái Bình) thì bây giờ là thời điểm Hạnh Silk mang sản phẩm đã thành “tinh” giới thiệu với bạn bè quốc tế với khát vọng đưa tơ lụa Việt vào bản đồ thế giới.
Giá cà phê liên tục đi xuống đến mức thấp nhất trong hàng chục năm qua. Ở thủ phủ cà phê Tây Nguyên, người nông dân thấp thỏm lắng nghe từng ngày, nhưng vẫn chưa thấy tín hiệu vui. Tuy vậy, mùa thu hoạch bơ, sầu riêng… đang đến, giúp bà con dịu bớt nỗi lo lắng, tiếp tục gắn bó với vườn cà phê của mình.
Lão nông Lù Văn Địa, bản Lả Sẳng (phường Chiềng An, TP Sơn La, tỉnh Sơn La) từng ăn nên làm ra với nghề trồng dâu nuôi tằm nhưng do điều kiện không có, ông Địa chuyển sang trồng cây mận. Nhờ phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, cây mận sinh trưởng và phát triển rất tốt. Từ cây mận, gia đình ông Địa đã có cuộc sống ổn định, từng bước làm giàu.
Nghề dâu tằm giờ đây không chỉ hiện diện ở huyện Trấn Yên mà lan rộng ra Văn Yên, Văn Chấn (Yên Bái). Mỗi ha trồng dâu nuôi tằm ở các xã Tân Đồng, Việt Thành, Báo Đáp, huyện Trấn Yên đã cho thu nhập tới 200 triệu đồng/năm. Bình quân mỗi năm toàn huyện thu 500 tấn kén doanh thu 60 tỷ đồng, dự kiến năm 2020 đạt doanh thu 150 tỷ đồng.
Quảng Nam được xem là cái nôi của nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa. Với hàng trăm năm tồn tại, trải qua nhiều thăng trầm, giờ đây, tỉnh Quảng Nam đang tìm giải pháp để hồi sinh, đưa những vườn dâu dọc bãi bồi ven sông Vu Gia - Thu Bồn trở lại màu xanh mướt.

End of content

Không có tin nào tiếp theo