Tìm kiếm: trồng-sắn

(DNVN) - Xã biên giới Chiềng Sơn (huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La), từ một xã thuần nông với cuộc sống người dân vô cùng khó khăn nay đã đổi thay. Màu xanh bạt ngàn của những đồi chè, vườn cây ăn quả trù phú hôm nay đã nói lên điều đó. Chiềng Sơn đã chuyển đổi hàng trăm ha đất trồng cây lương thực sang trồng cây có giá trị kinh tế cao.
(DNVN) - Từ năm 2006, thực hiện chủ trương lớn của Nhà nước về xây dựng Thủy điện Sơn La - nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất Đông Nam Á, huyện Quỳnh Nhai (tỉnh Sơn La) phải di chuyển trung tâm hành chính, chính trị của huyện ra vùng đất Phiêng Lanh (xã Mường Giàng) đồng thời di chuyển dân cư của 09 xã, 99 bản, gồm 8.435 hộ dân với hơn 38.000 nhân khẩu. Vốn là một huyện nghèo thuộc vùng sâu vùng xa của tỉnh Sơn La, đời sống của bà con các dân tộc lâu nay rất khó khăn, nay lại phải di dời trung tâm, di dời hàng chục ngàn hộ dân đến nơi ở mới, nên việc phát triển kinh tế xã hội của huyện và đời sống của nhân dân các dân tộc của Quỳnh Nhai càng thêm khó khăn bội phần.
(DNVN) - Từ ngày 5/9/2015, các mặt hàng sắn xuất khẩu thực hiện theo quy định của Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế với mức thuế suất thuế xuất khẩu là 0%.
Với chủ trương của lãnh đạo tỉnh, diện tích sắn tại Đăk Lăk sẽ tăng lên ít nhất hàng chục nghìn ha, kéo theo nhiều hệ lụy. Viễn cảnh là "bội thực" nhà máy sắn, và theo đó rừng chắc chắn sẽ bị chặt phá đi nhiều hơn nữa để lấy đất trồng sắn.
Được đầu tư hơn 700 tỉ đồng, nhưng nhà máy cồn ethanol của Cty TNHH Đại Việt (Đắc Nông) mỗi tháng chỉ sản xuất được 5-7 ngày do sản phẩm không tiêu thụ được, càng làm càng lỗ nặng. Cty là một trong 6 nhà máy xăng sinh học đã có sản phẩm ra thị trường đón đầu chủ trương của Chính phủ, nhưng đã 5 năm trời, DN này phải “tự bơi”, và mỏi mòn chờ cơ chế, chính sách để đưa xăng sinh học vào sử dụng rộng rãi.

End of content

Không có tin nào tiếp theo