Tìm kiếm: tái-cấu-trúc-nền-kinh-tế

Nếu chúng ta không quan tâm đúng mức, đầy đủ đối với khối doanh nghiệp trong nước, thì dù có thu hút đầu tư nước ngoài tốt bao nhiêu kinh tế Việt Nam sẽ không phát triển được và bị lệ thuộc. Cho nên trong thời gian tới, một trong những động lực để đất nước phát triển là phải quan tâm đến khối doanh nghiệp trong nước.
Sau nhiều năm gia nhập WTO, nhiều thách thức đến nay nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa vượt qua được. Quá trình đàm phán TPP đang diễn ra, những thách thức đang ở phía trước là gì? Doanh nghiệp Việt Nam xin trích nêu ý kiến của Chuyên gia cao cấp Diệp Văn Sơn.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho rằng, DN có vốn FDI tại Việt Nam là DN của Việt Nam và là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, được đối xử bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Việt Nam đã nhận thức cần phải đổi mới theo hướng minh bạch, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư và có sự bảo hộ của Chính phủ Việt Nam với những nhà đầu tư làm ăn chính đáng, nghiêm túc.
"Nhà nước muốn các tập đoàn kinh tế giữ vai trò chủ đạo của nền kinh tế trong khi chúng đang dẫn nền kinh tế xuống đáy mà vẫn để yên thì rất phi lý. Phải kiên quyết yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước thoái vốn khỏi ngân hàng thương mại và các lĩnh vực đầu tư không đúng chức năng, chấm dứt việc lợi dụng mục tiêu công ích để chèn ép doanh nghiệp tư nhân" - Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành.
"Cơ quan Nhà nước tại các địa phương đã tung ra kế hoạch không chuẩn xác, không có cơ sở, không theo lộ trình. Từ đó đã dẫn đến việc hàng loạt doanh nghiệp chạy theo tranh giành dự án, còn ngân hàng thì tin tưởng cho vay. Tiền của doanh nghiệp bỏ ra xây dựng là thật, nhưng chi ra một núi lại không thu hồi được nên chính Nhà nước đã làm cho doanh nghiệp phá sản..." - TS. Cao Sỹ Kiêm nhận xét.

End of content

Không có tin nào tiếp theo