Tìm kiếm: tự-tử

Nhật Bản đang đứng đầu trong số 100 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của luồng vốn FDI từ Nhật Bản, cũng như xuất nhập khẩu giữa hai nước không ngừng tăng lên đã mở ra cơ hội kinh doanh cho các DN Việt. Làm gì để tiếp tục thu hút và giữ chân các nhà đầu tư Nhật Bản đang là bài toán đặt ra cho Việt Nam trong khi còn có nhiều địa điểm đầu tư cận kề hấp dẫn không kém như Thái Lan, Malaysia, Indonesia...?
Quy mô quá nhỏ, không đủ lớn để kinh doanh hiệu quả, các doanh nghiệp (DN) khu vực tư nhân phải đối mặt với rất nhiều vấn đề để có thể đóng góp cho tăng trưởng chất lượng, nhất là ở khía cạnh phát triển bền vững. Những khó khăn về lãi suất và các điều kiện khác cũng là nguyên nhân khiến cho việc giải quyết nợ xấu, phát mãi tài sản thế chấp tại các ngân hàng trong điều kiện hiện nay của DN tư nhân càng trở nên gian nan.
Uớc tính đến hết năm 2012, tổng nợ công của Việt Nam khoảng 55,4% GDP. Tuy nhiên nếu tính cả khoản nợ nước ngoài của khu vực doanh nghiệp (chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước - DNNN) không được Chính phủ bảo lãnh, nợ bằng trái phiếu trong nước không được Chính phủ bảo lãnh khác của DNNN thì nợ công của Việt Nam có thể lên đến khoảng 95% GDP, vượt xa ngưỡng an toàn (60% GDP).
Chiều 22/11 tại Hà Nội, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Chính phủ Việt Nam đã ký một hiệp định vay vốn ưu đãi trị giá 50 triệu USD theo Chương trình Thứ 2 về Phát triển Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (SME), Tiểu chương trình 2 để hỗ trợ nỗ lực cải cách của Chính phủ nhằm thúc đẩy sự phát triển và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam.
Tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ mới đây, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết đề xuất nới trần bội chi ngân sách từ 4,8% GDP năm nay lên 5,3% GDP cho năm sau xuất phát từ nhu cầu đầu tư đang rất lớn mà lại thiếu vốn. Có nên nới trần bội chi lúc này vẫn là vấn đề gây tranh cãi. PV Tạp chí DNVN đã có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành xung quanh vấn đề này.
Vụ phá sản của ngân hàng đầu tư Lehman Brothers (Mỹ) năm 2008 đã giáng một đòn chí tử vào thị trường tài chính thế giới. Năm năm sau khi cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất trong vòng 80 năm, liệu thị trường có an toàn hơn?

End of content

Không có tin nào tiếp theo