Tìm kiếm: tạ-ơn
Người Thái ở miền Tây Nghệ An ăn Tết từ ngày 25 tháng Chạp đến hết ngày 10 tháng Giêng. Có nhiều tục độc đáo trong ngày Tết của người Thái, trong đó không thể thiếu tục cúng cá trong mâm cơm đầu năm mới.
Cứ vào dịp đầu năm mới, đồng bào dân tộc Khơ Mú xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn (Yên Bái) lại tổ chức lễ hội Cầu mùa – một trong những lễ hội lớn trong hệ thống các lễ tục nông nghiệp của người Khơ Mú. Đây là nghi thức đồng bào Khơ Mú cầu khấn trời đất, tổ tiên và các thần linh phù hộ cho một năm làm ăn thuận lợi, mùa màng tươi tốt.
Người Ba Na ở xã Hơ Moong xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum tổ chức lễ cầu an để xua đuổi những điều xấu ra khỏi buôn làng, cầu may mắn, hạnh phúc cho người dân.
Khi những bông lúa trên nương đã bắt đầu uốn câu, hạt thóc ngả màu vàng tươi là dấu hiệu mùa thu hoạch lúa nương đang đến gần, người Cống (Điện Biên) lại náo nức chuẩn bị tổ chức Tết cơm mới.
Lễ Cấp Sắc trong tiếng Dao còn được gọi là “quá tăng” – tức là lễ “qua đèn”. Qua đèn tượng trưng cho người được soi sáng, chỉ đường, hướng về tổ tiên, nguồn cội, bỏ qua cái xấu, đi theo cái tốt.
Đồng bào Mông rất coi trọng dòng họ gồm những người có chung tổ tiên. Người Mông có nghi lễ cúng dòng họ vào dịp cuối năm để cầu xin thần linh phù hộ cho các thành viên trong dòng họ và bản làng khỏe mạnh, mùa màng được tốt tươi, chăn nuôi phát triển, cuộc sống ấm no, hạnh phúc…
Đền Trầm Lâm (Phú Gia, Hương Khê, Hà Tĩnh) nổi tiếng khắp vùng về sự linh thiêng và những câu chuyện thần thoại xung quanh. Đó là những huyền tích về chuyện báo mộng cho Vua Hàm Nghi và giếng trước đền mà đến bây giờ, trong xã hội hiện đại, người dân xung quanh vẫn một mực khẳng định đây là “giếng thần” và hoàn toàn không có đáy.
Phong tục tang ma của người Lô Lô không chỉ mang tính chất tín ngưỡng, mà hàm chứa giá trị văn hóa, thể hiện đạo hiếu của con cái đối với cha mẹ và tinh thần cộng đồng làng bản.
Điều này có lẽ chẳng cần phải nói nhiều, bởi lẽ, chẳng phải ngẫu nhiên người ta gọi Lã Bố là “chiến thần”.
Người Cơ Tu bao đời nay múa Tung tung da dá như một cách để kết nối giữa thế giới thực tại với vũ trụ, tổ tiên, ông bà.
Ngoài Việt Nam vẫn ăn Tết cổ truyền theo lịch Âm, còn có một số nước khác cũng có tục lệ này như một nét đẹp văn hóa.
Đồng bào dân tộc Cơ Ho sống ở vùng đất Nam Tây Nguyên từ lâu đã biết chế tác và sử dụng đàn đá. Trong đời sống, đàn đá của người Cơ Ho được trình tấu trong hầu hết trong các sinh hoạt tâm linh, trong các các lễ hội của cộng đồng.
Trong cộng đồng các dân tộc vùng Trường Sơn - Tây Nguyên người H'rê có truyền thống làm lúa nước, nên các sinh hoạt tín ngưỡng đều gắn vào chu kỳ vòng đời của cây lúa. Từ xa xưa, người H'rê tin rằng vạn vật đều có thần, nên người H'rê thường tổ chức các nghi thức cúng đầu năm để cầu mong các thần linh che chở, xua đi xui xẻo, dịch bệnh, cho vụ mùa được tươi tốt, con người được bình an trong cuộc sống.
Lễ mừng cơm mới (hay còn gọi là lễ mừng lúa mới) là một phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc sống trên dải Trường Sơn. Với tộc người Giẻ Triêng, lễ mừng cơm mới là một trong những lễ hội tiêu biểu, mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc bản địa.
Hàng năm, tại các buôn làng của đồng bào dân tộc Xơ Đăng diễn ra rất nhiều các hoạt động văn hóa như lễ hội, lế tế trời đất… trong đó nổi bật nhất là Lễ mừng lúa mới. Với nhiều hoạt động cộng đồng đặc sắc, lễ hội là dịp để bà con tạ ơn trời đất, cầu cho một vụ mùa bội thu, lúa ngô đầy kho, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo