Tìm kiếm: tỷ-lệ-hộ-nghèo
Nuôi tôm quảng canh cải tiến và áp dụng kỹ thuật mới nên đạt năng suất khá cao, từ đó giúp nhiều người vươn lên làm giàu.
Tân Sơn là xã vùng cao của huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn, với 98% dân số là người Dao, cuộc sống của bà con phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Sau nhiều nỗ lực, bộ mặt nông thôn Tân Sơn ngày càng khởi sắc nhờ mô hình trồng rau an toàn với sự đồng hành của HTX.
Suốt 550 năm qua, làng Tương Nịu (xã Phù Việt cũ) nay là thôn Trung Tiến, xã Việt Tiến, Thạch Hà (Hà Tĩnh) luôn gìn giữ và phát huy bề dày văn hóa truyền thống.
Với khí hậu, đất đai phù hợp cho một số loại cây trồng và đem lại hiệu quả về kinh tế; những năm gần đây, xã Na Khê (Yên Minh) đã tuyên truyền, vận động và khuyến khích người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây ngô, lúa sang trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, như: Hồng không hạt, dưa hấu, chuối Tiêu hồng…
Xã biên giới Phú Lộc (TX. Tân Châu, An Giang) được biết đến là xã thuần nông, đời sống người dân chủ yếu trồng trọt và chăn nuôi. Thời gian qua, mô hình nuôi dê đã từng bước khẳng định tính bền vững, mang lại giá trị kinh tế cao bởi tập tính dễ nuôi và nguồn thức ăn dễ kiếm, góp phần tăng thu nhập cho người dân.
Nhờ mô hình nuôi cá lóc trên cát, khoảng 100 hộ dân tại xã bãi ngang Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) đã tìm được hướng phát triển kinh tế thoát nghèo. Mỗi năm 2 vụ cá, trừ chi phí, mỗi hộ cũng thu lãi cả trăm triệu đồng.
Đến xã Cò Nòi (Mộc Châu-Sơn La), ai cũng biết ông Nguyễn Đình Lâm đi đầu trong HTX trồng dâu tây sạch đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người dân nâng cao thu nhập và giảm nghèo.
Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), xã Khâu Tinh (Na Hang, Tuyên Quang) đã lựa chọn rau an toàn trái vụ và cao chanh để tập trung phát triển, tạo hướng đi bền vững giúp người dân thoát nghèo. HTX Dịch vụ nông nghiệp Khâu Tinh được giao nhiệm vụ liên kết với các hộ trong xã phát triển 2 sản phẩm này.
Nhờ biết phát huy lợi thế vốn có, hàng trăm hộ ở huyện Bảo Thắng (tỉnh Lào Cai) đã chuyển đổi cơ cấu sản xuất, hình thành HTX, mô hình kinh tế chăn nuôi, trồng cây ăn quả và dịch vụ đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Nhiều địa phương không có hộ nào thuộc diện nghèo, tỷ lệ hộ khá, giàu chiếm trên 50%.
Xoá đói giảm nghèo từ cây gừng, nhưng huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng vẫn không quên bảo vệ môi trường sinh thái. Vì thế, gừng Hà Quảng là một trong ít sản phẩm được các cơ quan của Nhật và Mỹ chứng nhận hữu cơ. Đây là lợi thế để gừng Hà Quảng vươn xa, làm đẹp cho đất nước, làm giàu cho quê hương.
Ở xứ Mường này, nhờ cây dổi mà nhiều gia đình thoát được nghèo, thậm chí làm giàu, xây được nhà lầu, sắm được xe hơi để đi. Năm nay cũng nhờ bán cây dổi giống mà HTX của ông Bun thu được khoảng 6 tỷ đồng.
Dấu ấn lịch sử sâu đậm và quan trọng nhất mang tầm vóc và ý nghĩa lịch sử trong sự lãnh đạo kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Dự thảo Quy chế tuyển sinh trình độ ĐH,CĐ giáo viên năm 2020 mà Bộ GD&ĐT vừa đưa ra lấy ý kiến, theo lãnh đạo Bộ thì về cơ bản ổn định như năm trước. Theo đó, thí sinh cần lưu ý tới quy định xét tuyển thẳng vào các trường đại học để tránh mất quyền lợi.
Xã Ngư Thủy Bắc (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) vốn là vùng bãi ngang ven biển, người dân sinh sống trên các vùng cát trắng với kinh tế nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Nhờ tìm ra và mở rộng mô hình nuôi cá lóc trên cát, nhiều hộ dân nơi đây đã tìm được hướng phát triển kinh tế thoát nghèo.
DNVN - Ngày 26/12/2019, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kết hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức Hội nghị kết thúc dự án Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên (2014 - 2019).
End of content
Không có tin nào tiếp theo