Tìm kiếm: vai-trò-của-doanh-nghiệp

Bộ Công Thương mới đây đã công bố chính thức áp thuế chống bán phá giá (CBPG) đối với sản phẩm thép không gỉ cán nguội nhập khẩu (NK) từ Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và Đài Loan (Trung Quốc). Đây là vụ điều tra CBPG đầu tiên do Việt Nam tiến hành nhằm tới hàng ngoại nhập.
Quá trình soạn thảo và ban hành văn bản pháp luật cần được thực hiện một cách dân chủ và minh bạch để khu vực doanh nghiệp tư nhân có thể tiên liệu được trong sản xuất kinh doanh của họ, theo ông Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).
Việt Nam phấn đấu trở thành một quốc gia sản xuất lớn về thiết bị điện tử; trở thành quốc gia cung cấp tin cậy các sản phẩm nông thủy sản và thực phẩm an toàn, chất lượng cao; Khuyến khích sản xuất và sử dụng máy móc nông nghiệp; Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển ngành công nghiệp môi trường.
Để các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao được sức cạnh tranh trong lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cho rằng: “Các doanh nghiệp đừng nghe chuyện TPP, APEC không thôi mà phải tìm hiểu nó là gì, nó đặt ra vấn đề gì với mình, mình phải lợi dụng cái nào, tránh cái nào? Doanh nghiệp cũng luôn phải có tinh thần tấn công, không nên thụ động, cũng không nên cầu trời để nước ngoài ưu đãi cho mình”.
Khi nói đến thị trường Lào, hầu như các nhà đầu tư đều nghĩ đây là một thị trường có sức tiêu thụ nhỏ với dân số chỉ khoảng 7 triệu người. Thực tế, ngoài thủ đô Vientiane, đất nước triệu voi này vẫn còn những điểm sáng đầy tiềm năng về đầu tư và thương mại, điển hình là tỉnh Champasak.
Để tồn tại một cách bền vững và thành công, về mặt lâu dài rất cần một đối thủ mạnh – Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó TGĐ Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel – người được mệnh danh là “phó tư lệnh”, góp phần đưa Viettel trở thành tập đoàn hùng mạnh, phá thế độc quyền trên thị trường viễn thông chia sẻ.

End of content

Không có tin nào tiếp theo