Tìm kiếm: viện-nghiên-cứu-quản-lý-kinh-tế-trung-ương

Đổi mới và sáng tạo trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất thấp nhất là ở khu vực doanh nghiệp siêu nhỏ và kinh doanh hộ gia đình. Đó là nhận định trong báo cáo “Đặc điểm môi trường kinh doanh ở Việt Nam: Kết quả điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2013” vừa được công bố.
Theo các chuyên gia kinh tế, để doanh nghiệp (DN) Việt Nam tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu, thậm chí tạo ra sản phẩm mang thương hiệu Việt, trước tiên cần xác định mình là ai và đang ở đâu; nếu thế mạnh là sản xuất bao bì hãy để thế giới nói tới bao bì sẽ tìm tới các nhà cung ứng Việt.
Những vướng mắc về thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa khiến doanh nghiệp mất nhiều thời gian và chi phí. Ông Phạm Quang Vinh, đại diện dự án USAID GIG cho biết, nếu giảm thời gian thông quan một ngày thì nền kinh tế tiết kiệm được 1,6 tỉ USD. Tuy nhiên, thời gian xin một loại giấy phép trong thủ tục xuất nhập khẩu thường mất khoảng vài ngày.
Cùng với quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, ham muốn làm giàu của doanh nhân là 3 trụ cột cơ bản của kinh tế thị trường. Tuy nhiên, sau 10 năm doanh nhân VN được chính thức công nhận thông qua việc Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải ban hành quyết định lấy ngày 13/10 là ngày doanh nhân VN, doanh nhân VN vẫn đang “ba chìm, bẩy nổi”, và đang cần một động lực mới - đây cũng chính là vấn đề tâm điểm tại Diễn đàn doanh nhân VN vừa được VCCI tổ chức với sự tham gia của nhiều chuyên gia, DN...
Theo Ts. Vũ Minh Khương, đặc khu kinh tế không phải là miếng bánh ưu đãi để các địa phương tranh giành. Phải xem đặc khu như những địa bàn quyết chiến chiến lược để xoay chuyển cục diện phát triển của đất nước, giống như một Điện Biên Phủ về kinh tế. Điều này đòi hỏi phải có những đột phá về thể chế và quy tụ được người tài.

End of content

Không có tin nào tiếp theo