Tìm kiếm: xuất-khẩu-của-việt-nam
Về tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, đại biểu Vũ Tiến Lộc đánh giá thực tế chưa chứng minh được Việt Nam hưởng lợi và trở thành công xưởng mới của thế giới.
Theo đánh giá của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), vượt qua những khó khăn và thách thức, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam từ đầu năm đến nay vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khả quan.
Các doanh nghiệp xuất khẩu nên tìm kiếm đối tác qua hội chợ giao thương, triển lãm quốc tế, hạn chế tìm kiếm bạn hàng qua mạng internet.
Kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường là thành viên Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đạt mức tăng trưởng tốt, nhất là với các nước chưa ký FTA riêng với Việt Nam Canada, Mexico….
Việt Nam đã tham gia hội nhập sâu rộng với thị trường thế giới với nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã được ký kết. Các FTA này được đánh giá đã và đang mở rộng cánh cửa thị trường cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, là cơ hội để Việt Nam kết nối và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất toàn cầu.
Gần đây, thị trường xuất khẩu ngành hàng tôm ở Cà Mau có dấu hiệu phục hồi và khởi sắc với mức tăng khá, trong đó riêng thị trường Trung Quốc tăng 15,86%.
Bối cảnh kinh tế thế giới đang có những biến động và căng thẳng nhất định, nhiều thách thức đặt ra tại các thị trường, tuy nhiên, nó cũng tạo những cơ hội để ngành thủy sản Việt Nam có thể tận dụng, làm cú hích cho xuất khẩu thủy sản giai đoạn cuối năm.
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) cho biết, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã thông báo về quyết định sơ bộ của đợt rà soát thuế chống bán phá giá lần thứ 15 (POR15) đối với cá tra - basa của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này.
Theo dự báo, nhu cầu của thế giới về lương thực sẽ tăng 70 - 100% cho đến năm 2050 do dân số tăng và sự thay đổi trong lựa chọn thực phẩm của người dân. Do đó, để nông sản Việt nắm bắt được cơ hội, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, cần xây dựng hạ tầng chất lượng để tăng năng lực cạnh tranh và vai trò tiên quyết của cộng đồng doanh nghiệp.
Đây là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải tại Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ 4 với chủ đề: 'Từ CPTPP đến EVFTA: Cùng nông dân đi chợ thế giới' do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp tổ chức sáng ngày 11/10, tại Hà Nội.
Việt Nam đã tham gia một số Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và FTA Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), mở ra một giai đoạn hợp tác mới đầy triển vọng, kỳ vọng mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp và tạo ra sức bật lớn cho ngành nông nghiệp...
Hãng truyền thông CNBC của Mỹ mới đây đã có bài viết về sự tăng trưởng mạnh mẽ của Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu cà phê.
Thực tế thời gian qua cho thấy, có nhiều doanh nghiệp (DN) bị mất nhãn hiệu tại các thị trường xuất khẩu do lơ là, chủ quan và bị thiệt hại nặng nề về kinh tế, về uy tín, vị thế trên thương trường. Do đó, để xuất khẩu an toàn và bền vững, DN cần bảo hộ nhãn hiệu thương mại của mình.
Giá gạo xuất khẩu đang giảm thấp. Nguyên nhân là các thị trường lớn, thị trường truyền thống của Việt Nam, nhất là Trung Quốc, Indonesia, Banglandesh đều giảm nhập khẩu, trong đó thị trường Trung Quốc giảm mạnh cả về sản lượng và trị giá.
Đây là một trong số những nội dung được thảo luận nhiều tại Diễn đàn Thương mại Đầu tư UAE - Việt Nam vừa diễn ra vào sáng ngày 15/10
End of content
Không có tin nào tiếp theo