Tìm kiếm: xuất-khẩu-gạo-Việt

GS Võ Tòng Xuân, chuyên gia Nông nghiệp cho biết, không có thương hiệu là thách thức lớn nhất với gạo Việt. Hiện, chất lượng gạo của Việt Nam kém là do cách làm ăn chụp giật của các thương lái, trộn lẫn các loại gạo cao cấp thấp cấp với nhau. Điệp khúc được mùa mất giá , nông dân bỏ ruộng vẫn tiếp diễn do các bộ, ban ngành đang bỏ mặc nông dân.
Trong nỗ lực đẩy nhanh tốc độ giải phóng kho dự trữ gạo, ngày 13/2, Bộ Thương mại Thái Lan đã chào bán 220.000 tấn gạo theo hình thức đấu giá. Điều này có thể tạo thêm sức ép lên gạo Việt khi mà mới đây Philippines cũng cho phép các tư thương nhập khẩu 163.000 tấn gạo trong năm nay, trong đó gần 2/3 số gạo nhập của Thái Lan.
Việt Nam vẫn có thể sản xuất ra được những giống lúa chất lượng cao, giá phải chăng nhưng lợi ích nhóm khiến gạo Trung Quốc vẫn tràn lan thị trường. Cũng vì lợi ích nhóm, những doanh nghiệp sản xuất phân bón chân chính, đột nhiên bị tố sai phạm. Tiền hỗ trợ mua tạm trữ lúa gạo cũng làm nông dân khổ hơn, càng làm càng lỗ.
Trước động thái xả kho tạm trữ và giảm mạnh giá bán gạo của Thái Lan, loại gạo 100B (tốt hơn gạo 5% tấm của Việt Nam) đang được nước này bán ra với giá 380 USD/tấn, từ mức 430 USD/tấn trước đó. Động thái này ngay lập tức tác động đến giá gạo thị trường thế giới, và giá lúa gạo trong nước cũng không ngoại lệ.
Trước đổi mới, Việt Nam là một quốc gia thiếu đói, nông nghiệp kém phát triển không đáp ứng đủ nhu cầu. Tuy nhiên, bằng chính sự vận dụng thế mạnh nội tại, phát huy năng lực và chủ trương đổi mới nông nghiệp của Đảng trong quá trình đổi mới, phát triển, Việt Nam từng bước khẳng định mình khi không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu của tiêu dùng trong nước mà đã bắt đầu xuất khẩu gạo. Đến nay, Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu gạo quan trọ
Nửa cuối năm 2012, hai mặt hàng nông sản của Việt Nam là cà phê, gạo đã lần lượt vươn lên vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu. Tuy nhiên, để sự hiện diện này thể hiện đúng tầm vóc cả về chất và lượng, còn nhiều việc phải làm.

End of content

Không có tin nào tiếp theo