Tìm kiếm: xuất-chuồng
Đến thăm mô hình kinh tế của chị Trần Thị Trang, ở Bản 5, xã Điện Quan (huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai), chúng tôi rất ngỡ ngàng trước quy mô trang trại chăn nuôi tổng hợp rộng gần 1 ha của gia đình. Năm 2018, gia đình chị xuất ra thị trường hơn 6.000 con gà Minh Dư, xuất từ 4 đến 5 lứa lợn thịt với số lượng hơn 100 con.
Trang trại của ông Trịnh Văn Tiến ở xã Đông Sơn, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình nổi tiếng trong giới nuôi con đặc sản. Vào trang trại tiền tỷ của gia đình ông Tiến nhìn đâu cũng ra con đặc sản, xuống ao thì có cá đặc sản, trên bờ là hươu, nai, nhím, ngựa.
Gác lại những năm tháng làm người thầy nơi giảng đường đại học, Thạc sỹ Hoàng Ngọc Việt (34 tuổi) ở thôn Đồng Tâm, xã Ngọc Thanh, thành phố Phúc Yên (Vĩnh Phúc) đã quyết định về quê nuôi gà. Nhờ nuôi gà theo tiêu chuẩn VietGAP mà mỗi tháng gia đình anh Việt lãi hơn 80 triệu đồng.
Nhờ sự mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm, anh Hoàng Văn Tặng ở thôn Tân Lập 2, xã Lương Sơn (huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận) đã thu về cả trăm triệu đồng mỗi năm nhờ nuôi heo rừng. Hiện anh Tặng đang nuôi 20 con heo rừng sinh sản, trong đó có 2 heo rừng đực và 18 heo rừng nái.
Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Nội vụ cơ sở Đà Nẵng, trải qua nhiều công việc khác nhau nhưng không mấy hiệu quả, chị Phan Thị Thủy (SN 1988) đã quyết định thử sức với nghề nuôi con dúi “đặc sản”.
Là một trong những người sớm nhận ra tiềm năng kinh tế của việc nuôi gà đen, anh Cháng A Vàng ở thôn Khuôn Bổ, xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã mạnh dạn tiên phong nuôi loài gà đen xì này và bước đầu cho kết quả khá khả quan. Loài gà bản địa của người Mông có đặc điểm kỳ lạ là 2 chân có 9 ngon, chân này 4 ngón thì chân còn lại có 5 ngón.
Đầu năm 2014 anh Phúc quyết định rời thành phố sầm uất về lại quê nhà thôn Phú Thạnh, xã An Chấn, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên khởi nghiệp nuôi gà trên chính mảnh đất vườn với diện tích 4.000m2.
Từ một thạc sỹ làm giảng viên tại trường đại học Hồng Đức Thanh Hóa nhưng anh Trương Tiến Hải (ở phường Quảng Thanh, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) đã từ bỏ công việc mà bao người mơ ước để về quê nuôi ước mơ thuần phục, bảo tồn và phát triển những vật nuôi đặc sản từng "tiến vua" ở Thanh Hóa.
Khởi đầu từ việc nuôi bò, đến nay, ông ông Huỳnh Văn Đẹt ở xã An Định (huyện Mỏ Cày Nam, Bến Tre) đã có nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Đó là chia sẻ của anh Trần Như Kiên, Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Phương Nam, bản Pha Cúng, xã Lóng Phiêng, huyện Yên Châu (Sơn La). Hơn 10 năm gắn bó với nghề nuôi con “ăn cơm nằm”, anh Trần Như Kiên gặp thất bại thảm hại trong 2 năm đầu. Sau thất bại đó, lứa lợn nào anh Kiên cũng trúng nhờ chịu khó tìm hiểu thông tin trên báo, đài để xử lý.
Sở hữu trang trại gà Mông đen đặc sản xương đen xì xì với giá bán trung bình từ 190.000 – 200.000 đồng/kg, mỗi năm gia đình chị Nguyễn Lan Anh (Thôn Nậm Châu, xã Tà Chải, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) có nguồn thu nhập 400-500 triệu đồng.
Dễ nuôi, hiệu quả kinh tế cao, chi phí đầu tư không tốn kém, mô hình nuôi dê không chăn thả (nuôi dê nhốt chuồng) đang được người dân ấp Phong Phú, xã Long Phước, TP. Bà Rịa (Bà Rịa - Vũng Tàu) đầu tư phát triển và nhân rộng.
Sau gần 10 năm nuôi, hiện đàn dê cho nghe nhạc của gia đình anh Nguyễn Văn Đua, ở ấp 2B, xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A (tỉnh Hậu Giang) đã tăng lên được 200 con, trong đó có 100 con chuyên lấy sữa. Với số lượng dê lấy sữa trên, mỗi ngày gia đình lấy được từ 40-60 lít sữa tươi, riêng những tháng cao điểm có khi được 80 lít sữa/ngày.
Ở xã Sơn Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, ai cũng biết gia đình anh Thân Văn Phước với mô hình trang trại tổng hợp cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Nhờ vỗ béo đàn lợn bằng thức ăn tự nhiên như ngô, bèo ao, thân cây chuối, lão nông Lò Văn Hinh (sinh 1974, dân tộc Thái), ở bản biên giới Lả Mường (xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La) đã thu lãi 100 triệu đồng mỗi năm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo