Tìm kiếm: xuất-khẩu-nông-sản-sang-Trung-Quốc

DNVN - Theo phản ánh của doanh nghiệp, việc thông qua tại cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn hiện rất chậm nên mong muốn Nhà nước có giải pháp hỗ trợ. Tuy nhiên, trong khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Sở Công Thương Lạng Sơn và Cục Xuất nhập khẩu đã khuyến cáo doanh nghiệp các tỉnh điều tiết lượng xe lên biên giới phù hợp với khả năng thông quan.
Lần đầu tiên tỉnh Lạng Sơn và phía tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) phối hợp triển khai thí điểm việc thông quan hàng nông sản qua cặp Cửa khẩu đường sắt ga quốc tế Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Bằng Tường (Quảng Tây). Đây được coi là giải pháp tối ưu nhất, cho xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc hiện nay.
DNVN - Về lâu dài, đối với những mặt hàng nông sản cần có giải pháp căn cơ là phải tái cơ cấu sản phẩm nông nghiệp theo tín hiệu thị trường và liên kết sản xuất, đẩy mạnh chế biến và tăng cường kết nối với các hệ thống siêu thị, trung tâm phân phối nội địa. Chúng ta sẽ phải làm việc này tốt hơn để không phụ thuộc vào một thị trường.
Việc Trung Quốc siết chặt hàng nhập khẩu tác động đến Việt Nam dễ gây ra tâm lý dễ thì làm, khó thì bỏ, chủ động đứng bên ngoài sự phát triển của chuỗi giá trị. Do đó, cần thay đổi tư duy, bỏ thói quen xuất khẩu tiểu ngạch bởi chính sách kiểm soát nhập khẩu của Trung Quốc là nhất thể hóa theo chính ngạch.
Trung Quốc vẫn đang là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng nông sản, nhưng không còn dễ tính bởi các qui định về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, bao gói… Doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc cần phải nâng cao nhận thức về vấn đề này.
Tính đến hết tháng 7/2019, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 4,64 tỷ USD, giảm 7,9% so cùng kỳ năm 2018. Liên tiếp những thay đổi trong chính sách kiểm soát nhập khẩu trong thời gian qua đã khiến nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam gặp khó ở thị trường Trung Quốc...

End of content

Không có tin nào tiếp theo