Tìm kiếm: xuất-khẩu-nông

Đại dịch COVID-19 đã và đang khiến nhiều doanh nghiệp (DN) phải thu hẹp quy mô sản xuất, cắt giảm lao động, thậm chí là phải tạm dừng hoạt động. Do vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động, phục hồi sản xuất, kinh doanh, DN buộc phải đầu tư cho khoa học - công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo.
Ngày 1/7, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 6/2021. Kết luận phiên họp, Thủ tướng nêu rõ, chúng ta đã và đang thực hiện tốt mục tiêu kép, phát triển kinh tế - xã hội đạt nhiều kết quả tích cực; thời gian tới, phải kiên trì thực hiện mục tiêu kép...
Điện đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Đức tạo điều kiện để Việt Nam sớm tiếp cận nguồn vaccine, hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine với các hãng dược phẩm của Đức; đồng thời cảm ơn chính quyền và nhân dân một số bang của Đức đã gửi tặng 1 triệu bộ kit xét nghiệm nhanh COVID-19 cho Chính phủ Việt Nam.
Đại sứ Việt Nam tại Tanzania Nguyễn Nam Tiến nhấn mạnh Việt Nam và Tanzania có nhiều tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy hải sản, lâm nghiệp, đồng thời khẳng định Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm phát triển nông nghiệp với Tanzania.
DNVN - 5 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 22,83 tỷ USD, tăng 30,3% so với năm 2020. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 7,78 tỷ USD, tăng 13%; các sản phẩm chăn nuôi: 166 triệu USD, tăng 43,9%; thuỷ sản: 3,24 tỷ USD, tăng 12%; các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 7,06 tỷ USD, tăng 61,8%.
DNVN - Doanh nghiệp Pháp đã quyết định đẩy nhanh kế hoạch nhập khẩu vải thiều Việt Nam so với dự kiến để đáp ứng nhu cầu thị trường, sau khi lô vải thiều Thanh Hà gắn tem truy xuất nguồn gốc iTrace247 của Cục Xúc tiến thương mại – Bộ Công Thương lần đầu nhập khẩu vào Pháp đã được tiêu thụ nhanh chóng.
DNVN – Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho biết: “Nông nghiệp Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo đảm an ninh lương thực thực phẩm, ổn định KT- XH cho hơn gần 100 triệu người dân Việt Nam. Cùng với đó, hệ thống lương thực thực (LTTP) phẩm Việt Nam sẽ phát triển theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững.
DNVN – UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là nông sản, trái cây tươi luôn được tỉnh Lạng Sơn và các lực lượng chức năng tạo điều kiện tối đa trong việc đảm bảo xuất khẩu, được tổ chức phân luồng ưu tiên xuất khẩu dành riêng.

End of content

Không có tin nào tiếp theo