Tìm kiếm: Đầu-tư-vào-Việt-Nam

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: “Năm 2013, từng bước xóa bỏ bù chéo, ví dụ giá bán than theo điện, chúng ta điều hành theo giá thị trường. Trong quá trình điều hành về giá, cùng với đó là chính sách an sinh xã hội được đảm bảo, để hỗ trợ cho người nghèo, gia đình chính sách, vùng sâu vùng xa. Với tinh thần đó, tôi nghĩ, kinh tế vĩ mô của chúng ta càng ngày càng ổn định”.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho rằng, DN có vốn FDI tại Việt Nam là DN của Việt Nam và là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, được đối xử bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Việt Nam đã nhận thức cần phải đổi mới theo hướng minh bạch, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư và có sự bảo hộ của Chính phủ Việt Nam với những nhà đầu tư làm ăn chính đáng, nghiêm túc.
SSC đã rút nghiệp vụ môi giới chứng khoán của 6 CTCK, giải thể đối 3 công ty, chấm dứt hoạt động lưu ký 2... đồng thời giải thể 1 công ty và tạm ngừng hoạt động 2 công ty quản lý quỹ.SSC đã rút nghiệp vụ môi giới chứng khoán của 6 CTCK, giải thể đối 3 công ty, chấm dứt hoạt động lưu ký 2... đồng thời giải thể 1 công ty và tạm ngừng hoạt động 2 công ty quản lý quỹ.
Sau 9 năm đàm phán và hơn 2 năm chuẩn bị, ngày 7/11/2006, Việt Nam được kết nạp vào WTO. Để gia nhập WTO, chúng ta phải trả lời 3.316 câu hỏi về minh bạch hóa chính sách kinh tế thương mại và đi đến cam kết sẽ công khai các chính sách kinh tế thương mại 60 ngày trước khi áp dụng.
“Năm 2013 Việt Nam thu hút được nhiều dự án đầu tư FDI có quy mô lớn tiêu biểu như Samsung và Lọc hóa dầu Nghi Sơn. Điều này khẳng định nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam trong năm 2012 và 2013, khẳng định uy tín của Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư lớn”.
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả của vốn đầu tư nước ngoài, theo GS.TSKH Nguyễn Mại – nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư, ngoài nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư trong nước, tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ, thì làm thế nào để biến công nghiệp, công nghệ nước ngoài thành công nghệ của Việt Nam là câu chuyện người Việt phải “làm bằng được”.
Tại các hội thảo về Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) gần đây, nhiều chuyên gia khẳng định: ngành dệt may Việt Nam có sức cạnh tranh quốc tế, có tiềm năng được hưởng lợi từ các Hiệp định Thương mại (FTA) nói chung và từ Hiệp định TPP nói riêng. Đây là lý do mà dệt may là ngành ưu tiên hàng đầu trong đàm phán TPP.
Tại các hội thảo về Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) gần đây, nhiều chuyên gia khẳng định: ngành dệt may Việt Nam có sức cạnh tranh quốc tế, có tiềm năng được hưởng lợi từ các Hiệp định Thương mại (FTA) nói chung và từ Hiệp định TPP nói riêng. Đây là lý do mà dệt may là ngành ưu tiên hàng đầu trong đàm phán TPP.
Sau hơn 7 năm triển khai, Luật Doanh nghiệp 2005 đã ghi nhận nhiều bất cập khi các quy định trong luật còn chưa rõ ràng, chồng chéo và không đáp ứng kịp thời với sự biến đổi của nền kinh tế, sự chuyển đổi của các cơ chế quản lý nhà nước và nhu cầu phát triển nhanh, mạnh của cộng đồng doanh nghiệp.

End of content

Không có tin nào tiếp theo