Tìm kiếm: điều-chỉnh-thuế
Khác với sự chờ đợi của nhiều người, ô tô nhập khẩu nguyên chiếc về Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2018 khá nhỏ giọt do kiểm soát ngặt. Vì thế, những mẫu xe ăn khách luôn thiếu hàng chính là cơ hội để các DN và đại lý làm giá. Ngược lại, được hưởng lợi thế, xe lắp ráp trong nước tăng sản lượng, giá giảm.
Theo kế hoạch trước đó, dự kiến việc tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét trong ngày hôm nay (12/7). Tuy nhiên, với quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay, xăng dầu sẽ chưa tăng thuế như đề xuất của Chính phủ.
Từ đầu năm 2018, nhiều chính sách trong lĩnh vực ô tô có hiệu lực, thị trường ô tô đã có thay đổi đáng kể, sản xuất lắp xe trong 6 tháng đầu năm tăng trưởng và đã kiểm soát tốt lượng xe nhập khẩu.
Các chuyên gia cho rằng, việc tăng thuế VAT không làm tăng sản lượng thực của nền kinh tế, thậm chí còn làm giảm phúc lợi của tất cả các hộ gia đình.
Công việc chính của ngành công nghiệp ôtô hiện nay của Việt Nam vẫn là nhập khẩu linh kiện, lắp ráp và phân phối trên thị trường nội địa...
Nếu điều chỉnh thuế VAT từ không chịu thuế sang chịu thuế 5%, các công ty sản xuất phân bón sẽ có thể khấu trừ thuế VAT đối với chi phí sản xuất.
Mặc dù hơn một tháng qua và dự báo trong những tháng tới, giá cả một số mặt hàng tăng mạnh đã gây sức ép tới giá cả đầu vào của nền kinh tế và mặt bằng giá chung, nhưng Ban Chỉ đạo (BCĐ) điều hành giá của Chính phủ tin tưởng, cả năm nay chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng dưới 4%.
(DNVN) - Từ ngày 1/7/2018, mức thuế bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng xăng dầu dự kiến tăng lên kịch khung. Một lít xăng sắp phải cõng 4.000 đồng tiền thuế.
Tới đây Chính phủ sẽ họp các bộ, ngành liên quan để xem xét sửa đổi Nghị định 116/2017 quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ôtô sau khi doanh nghiệp khối nội và khối ngoại tranh luận nảy lửa về văn bản này. Nhưng một câu hỏi cần được trả lời trước: Có nên tiếp tục bảo hộ ngành công nghiệp ôtô Việt Nam hay không khi ngành này mãi không chịu lớn sau hơn 20 năm được “bao bọc” hưởng lợi.
Đề xuất tăng mức thuế bảo vệ môi trường (BVMT) với mặt hàng xăng dầu tại Dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về biểu thuế BVMT vừa được Bộ Tài chính công bố lấy ý kiến rộng rãi gần đây đã thu hút sự quan tâm của dư luận.
Xung quanh đề xuất của Bộ Tài chính về tăng thuế bảo vệ môi trường (BVMT) lên kịch khung đối với nhiều mặt hàng, trong đó có xăng dầu, ông Phạm Đình Thi - Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính đã đưa ra những lý giải cụ thể.
Thủ tướng nêu: Thực trạng, chính sách tài chính, nhất là chính sách thuế thay đổi quá nhanh và quá nhiều, dẫn đến nhiều hệ lụy cho người dân và doanh nghiệp; Rõ ràng có doanh nghiệp cố tình vi phạm nhưng cũng có doanh nghiệp bị oan sai do sự thay đổi chính sách quá nhanh, là lỗi từ phía cơ quan nhà nước.
Bộ Tài chính đã đề xuất tăng thuế VAT từ 10% lên 12% áp dụng từ ngày 1/1/2019. Lo ngại tăng thuế sẽ ảnh hưởng mạnh đến toàn bộ đầu tư - sản xuất và lưu thông mà cuối cùng là hàng triệu người dân bị tác động, nhiều bộ, ngành, hiệp hội, địa phương có ý kiến không đồng tình. Dẫu vậy, Bộ Tài chính vẫn kiên trì quyết tâm muốn tăng thuế VAT và chỉ “lùi một bước nhỏ”.
(DNVN) - Đây là nhận định của bà Lê Thị Mai Liên - Trưởng Ban Chính sách tài chính công, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Bộ Tài chính tại buổi tọa đàm "những điểm nhấn trong sửa đổi 5 luật thuế" diễn ra ngày 12/9.
(DNVN) - Đó là nhận định của chuyên gia kinh tế, PGS. TS. Nguyễn Thị Mùi - Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia liên quan đến đề xuất tăng thuế giá trị gia tăng (VAT) của Bộ Tài chính.
End of content
Không có tin nào tiếp theo