Tìm kiếm: điều-hành-kinh-tế

2013 là năm mà nền kinh tế Việt Nam nhận được khá nhiều lời góp ý thẳng thắn từ các tổ chức quốc tế. Có những lời khích lệ, có những góp ý thẳng thắn. Sự thật mất lòng, nhưng thuốc đắng giã tật... vấn đề là việc tiếp thu có chọn lọc thế nào.
"Hiện Việt Nam chủ yếu đi vay mới chứ gần như không nhìn thấy nguồn nào để trả nợ", TS Vũ Đình Ánh cho biết tại buổi Hội thảo Phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong điều hành kinh tế vĩ mô 2014 - 2015. Cũng tại đây, TS Trịnh Quang Anh nhận định, tâm điểm của 2014 sẽ phải là câu chuyện nợ công.
Năm 2020 Việt Nam sẽ có hơn 30 triệu người tiêu thụ thuộc tầng lớp trung lưu giàu có. Hiện, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam cũng đạt khoảng 1.960 USD trong khi đó, theo thông tin từ đồng hồ nợ công, mỗi người Việt đang gánh hơn 18 triệu đồng nợ công.
Với lạm phát tiếp tục được kiềm chế ở mức thấp, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, Việt Nam đã có thể chuyển hướng điều hành từ “kiềm chế” sang “kiểm soát” lạm phát, chủ động kiểm soát, chứ không phải là “chạy theo” để giảm tốc độ tăng giá.
"Ở một số quốc gia phát triển, người đưa ra quyết định sẽ phải chịu trách nhiệm rất lớn nếu phạm sai lầm, ngay cả khi quyết định ấy chưa triển khai, nhưng về mặt uy tín chính trị của họ cũng đã suy giảm nghiêm trọng, cho nên quan chức của nhiều nước “từ chức thường xuyên” là vì thế. Còn ở ta, cứ có chuyện xảy ra là đổ lỗi cho nhau, chẳng mấy khi người ta dám đứng ra nhận trách nhiệm". Ông Vũ Mão, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhấn mạnh.
Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, vẫn còn đó những nét trầm trong bức tranh tổng quan về doanh nghiệp - doanh nhân. Cỗ xe kinh tế Việt Nam đang chạy chỉ với một động cơ là khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
“NHìn lại 5 năm qua, từ 2008 đến nay, kinh tế đang bước chậm lại, thậm chí có những mặt thụt lùi, khoảng cách so với thế giới và khu vực ngày càng tăng. Khó khăn này không những chi phối kế hoạch năm 2013 mà còn ảnh hưởng đến thực hiện kế hoạch 5 năm”, ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhìn nhận.
Nhìn lại 5 năm qua, từ 2008 đến nay, kinh tế đang bước chậm lại, thậm chí có những mặt thụt lùi, khoảng cách so với thế giới và khu vực ngày càng tăng. Khó khăn này không những chi phối kế hoạch năm 2013 mà còn ảnh hưởng đến thực hiện kế hoạch 5 năm”, ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhìn nhận.
Sự bất thường CPI ở thời điểm này đang gây “chia rẽ” trong quan điểm điều hành chính sách theo mục tiêu tăng trưởng, hay ổn định. “Nhiều lúc thấy nói sao cũng được. Chỗ này thì bảo cần ổn định và chấp nhận tăng trưởng thấp để cơ cấu lại nền kinh tế, rồi chỗ kia lại bảo DN đang khó khăn quá, nên cứu...”, ông Đỗ Thức - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê nói với Thời báo Ngân hàng.

End of content

Không có tin nào tiếp theo