Tìm kiếm: Ủy-ban-Kinh-tế

Ngày 27/12, ông Đinh Quang Tri – Phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, doanh thu năm 2013 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam ước tính đạt 172 nghìn tỷ.
"Hiện Việt Nam chủ yếu đi vay mới chứ gần như không nhìn thấy nguồn nào để trả nợ", TS Vũ Đình Ánh cho biết tại buổi Hội thảo Phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong điều hành kinh tế vĩ mô 2014 - 2015. Cũng tại đây, TS Trịnh Quang Anh nhận định, tâm điểm của 2014 sẽ phải là câu chuyện nợ công.
Không còn dám đi spa, du lịch, mơ ước được thưởng Tết mức 2 triệu đồng... là thực tế phũ phàng của nhân viên nhiều ngân hàng thời thu nhập teo tóp. Ít ai nghĩ rằng sẽ có lúc ngành ngân hàng sau thời hoành tráng lại rơi vào giai đoạn bĩ cực như bây giờ.
Năm 2020 Việt Nam sẽ có hơn 30 triệu người tiêu thụ thuộc tầng lớp trung lưu giàu có. Hiện, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam cũng đạt khoảng 1.960 USD trong khi đó, theo thông tin từ đồng hồ nợ công, mỗi người Việt đang gánh hơn 18 triệu đồng nợ công.
TS. Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (GSO) thừa nhận thực tế số liệu thống kê hiện nay vẫn còn không ít bất cập do lỗi của người cung cấp và nhiều trường hợp do người sử dụng chưa hiểu hết con số thống kê phản ánh. Hiện, cơ quan này cũng đang xây dựng và thực hiện Đề án “Khắc phục chênh lệch số liệu GDP giữa Trung ương và địa phương”.
Liên tiếp các vị chuyên gia kinh tế, Đại biểu Quốc hội đặt nghi vấn về cách quản lý của Bộ Công thương đối với EVN và Petrolimex sau dư luận về việc tăng giá điện trong hai năm tới của EVN và hiệu suất kinh doanh quá kém của hai tập đoàn điện và xăng dầu.
TS Trần Hoàng Ngân: “Tại sao các NHTM lại tiếp tục đem nợ xấu đến nhiều, nghĩa là bản thân họ đã không che dấu được nữa? NHNN đã mở cho họ một cánh cửa là hãy mang nợ xấu đến đây để bán đi, rồi sẽ thẩm định, sau đó sẽ cho tái chiết khấu, để các NHTM có thêm dòng vốn. Cách xử lý này hay ở chỗ là làm giảm áp lực cạnh tranh vốn.
Uớc tính đến hết năm 2012, tổng nợ công của Việt Nam khoảng 55,4% GDP. Tuy nhiên nếu tính cả khoản nợ nước ngoài của khu vực doanh nghiệp (chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước - DNNN) không được Chính phủ bảo lãnh, nợ bằng trái phiếu trong nước không được Chính phủ bảo lãnh khác của DNNN thì nợ công của Việt Nam có thể lên đến khoảng 95% GDP, vượt xa ngưỡng an toàn (60% GDP).
Theo TS. Trần Hoàng Ngân, tăng trưởng tín dụng thời gian gần đây tăng chậm có một phần lý do là vốn đầu tư tài khóa bị thu hẹp, nguyên nhân chủ yếu vẫn là do tổng cầu quá yếu, DN bị đóng cửa, phá sản. Do vậy, mấu chốt hiện nay vẫn là phải có giải pháp để DN phục hồi, thị trường hồi phục để tự hấp thụ “vốn có chi phí”.
Theo TS. Trần Hoàng Ngân, tăng trưởng tín dụng thời gian gần đây tăng chậm có một phần lý do là vốn đầu tư tài khóa bị thu hẹp, nguyên nhân chủ yếu vẫn là do tổng cầu quá yếu, DN bị đóng cửa, phá sản. Do vậy, mấu chốt hiện nay vẫn là phải có giải pháp để DN phục hồi, thị trường hồi phục để tự hấp thụ “vốn có chi phí”.

End of content

Không có tin nào tiếp theo