Tìm kiếm: đặc-sản-của-người-Tày
Công đoạn chế biến những sợi bún đầy cầu kỳ cộng với những con vịt béo tốt được chăn nuôi tự nhiên đã tạo nên hương vị đặc biệt của bún vịt ở Hà Giang.
Những món ăn dân dã ở vùng quê thời đói nghèo như rau sắn muối chua, tóp mỡ rán giòn giờ lại trở thành đặc sản giữa lòng Hà Nội khiến khách thi nhau chốt đơn, đặt hàng.
Món bánh lá ngải, bánh chưng đen hay bánh trứng kiến,… là đặc sản của các tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc. Ở chúng có sự hòa quyện giữa hương vị núi rừng và hương vị thiên nhiên, khiến thực khách ăn một lần phải nhớ mãi.
Nhiều đặc sản vùng cao như bánh chưng gù, táo mèo, bánh ngải, khoai sâm đang là những mặt hàng khiến giới nội trợ Hà thành "phát sốt", sẵn sàng chi tiền triệu tìm mua.
Cao Bằng nơi có suối Lênin, hang Pắc pó gắn liền với lịch sử dân tộc. Nơi đây không chỉ phong cảnh hữu tình mà bất cứ ai đến đây cũng bị níu chân bởi những đặc sản chỉ nghe thôi đã thấy xao xuyến trong lòng.
Cooc mò là tên một loại bánh truyền thống nổi tiếng của dân tộc Tày. Trong tiếng Tày, cooc mò có nghĩa là sừng bò, hình dáng bánh có hình chóp nhọn như chiếc sừng bò.
Cây cọ vốn gắn bó mật thiết bao đời nay với người dân huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang. Người dân thường trồng cọ xung quanh nhà, trên đồi. Ngoài che bóng mát, thì những thành phần của cây cọ đều được người dân sử dụng tối đa, trong đó có con nhộng cọ béo núc, ngoe nguẩy.
Rêu đá là món ăn đặc sản trời ban cho đồng bào các dân tộc Tày vùng Tây Bắc. Rêu mọc trên đá được chế biến thành nhiều món khác nhau như: rêu bọc lá chuối, canh rêu tươi, nộm rêu, rêu nướng…
Trong văn hoá ẩm thực mỗi dân tộc, mỗi địa phương đều có những món ăn độc đáo mang những nét rất riêng. Đối với dân tộc Tày, những món ăn của họ đã trở thành đặc sản, khiến mọi người ăn một lần là nhớ mãi.
Định cư trên vùng đất mới cách quê hương cũ hơn 1.000 cây số, đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Dao trở về nguồn cội khi tạo ra một “hồn tết” cho riêng mình.
End of content
Không có tin nào tiếp theo