Tìm kiếm: định-giá-carbon
DNVN - Biến đổi khí hậu đang là một trong những thách thức lớn nhất thế kỷ 21. Trong đó, ngành logistics đóng góp đáng kể vào lượng phát thải CO2 (7-8%). Bởi vậy, cần nhiều giải pháp để doanh nghiệp logistics giảm phát thải, góp phần quan trọng để Việt Nam thực hiện được cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
DNVN - Cơ chế Điều chỉnh Biên giới Carbon (CBAM) do EU quy định nhằm giảm thiểu phát thải khí nhà kính từ các sản phẩm nhập khẩu. Tuy nhiên, trong bối cảnh còn nhiều thông tin chưa rõ ràng, thiếu sự chuẩn bị cần thiết từ phía doanh nghiệp lẫn cơ quan quản lý Nhà nước khiến việc triển khai cơ chế này tại Việt Nam gặp không ít thách thức.
Trong thế giới toàn cầu hóa, xây dựng thị trường tín chỉ carbon, tài chính xanh là xu thế tất yếu, để tăng năng lực cạnh tranh cấp độ toàn cầu. Việc đáp ứng các tiêu chuẩn hàng rào thuế carbon mà những thị trường lớn đang áp dụng sẽ đóng vai trò quyết định cho cuộc đua mới trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
DNVN - Phí nhập khẩu của Liên minh châu Âu (EU) đối với các sản phẩm tạo ra nhiều carbon (thuế carbon) được kỳ vọng có tác động hạn chế tới biến đổi khí hậu và chỉ có tác động tiêu cực nhẹ tới các nền kinh tế ở châu Á-Thái Bình Dương.
DNVN - Tổng số tiền tập đoàn Tesla thu được từ kinh doanh hạn ngạch tín chỉ carbon chiếm tới 18 - 20% tổng lợi nhuận. Còn VinFast của Việt Nam cũng đang có nhiều cơ hội để thu về lợi nhuận từ hoạt động giảm phát thải khí nhà kính khi tập trung vào phát triển các mảng hoạt động dịch vụ xanh, bền vững, sản xuất, vận tải xe điện.
Cơ chế áp thuế phát thải đối với hàng hóa nhập khẩu vào Liên minh châu Âu (EU) sẽ có hiệu lực từ đầu tháng sau. Không ít doanh nghiệp Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng.
DNVN - Phát biểu tại hội thảo "Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon của EU và tác động đến ngành thép Việt Nam” ngày 18/7, ông Nghiêm Xuân Đa - Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho rằng, trong ngắn hạn, tác động của Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon của Liên minh Châu Âu (CBAM) đối với Việt Nam là không lớn.
Đến nay, 46 quốc gia và 35 vùng lãnh thổ đã áp dụng định giá carbon với sự tham gia của hàng chục nghìn tập đoàn, doanh nghiệp, nguồn thu năm 2022 khoảng 95 tỷ USD.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), năm 2022, các quốc gia đã huy động được 95 tỷ USD khi tính phí các công ty phát thải khí CO2.
Trong bối cảnh toàn cầu phục hồi sau COVID-19, Việt Nam tiếp tục minh chứng việc trở thành một điểm đến thu hút đầu tư xanh gây chú ý với nhiều tập đoàn lớn.
DNVN - Vấn đề chuyển đổi sang năng lượng sạch và nhanh chóng chấm dứt sử dụng than đang được Việt Nam thúc đẩy mạnh mẽ để phát triển kinh tế tuần hoàn, thích ứng với biến đổi khí hậu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo