Tìm kiếm: Bùi-Quang-Tuấn

Nền kinh tế đang bước vào giai đoạn nước rút để hoàn thành kế hoạch và mục tiêu năm 2023 với rất nhiều thách thức khách quan và chủ quan. Khi xuất khẩu các mặt hàng gặp khó khăn vẫn có những trụ cột "khỏe mạnh" khác cần phát huy để duy trì đà tăng trưởng của nền kinh tế; tiêu dùng trong nước là một trong những yếu tố dẫn dắt dịp cuối năm.
Với chính sách hỗ trợ toàn diện nhất trong lịch sử, Chính phủ kỳ vọng sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6-6,5% năm 2022. Theo chuyên gia kinh tế, để đảm bảo tăng trưởng, giải pháp kiềm chế lạm phát phải đặt lên hàng đầu, cùng với đó nắn dòng tiền hỗ trợ vào sản xuất.
DNVN - Theo Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Bùi Quang Tuấn, doanh nghiệp cầm cự đến giai đoạn này đã rất "oải". Nếu không có biện pháp hỗ trợ kịp thời, doanh nghiệp phá sản rất nhiều, kể cả các doanh nghiệp "khỏe". Mỗi tháng có khoảng 10.000 doanh nghiệp rời khỏi thị trường là con số rất đáng báo động.
DNVN - Theo PGS. TS. Bùi Quang Tuấn, sau hơn 2 tháng triển khai gói 26.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp theo Nghị quyết 68, đã giải ngân được hơn 380 tỷ đồng cho 730 doanh nghiệp trả lương ngừng việc và phục hồi sản xuất kinh doanh tại 63 tỉnh, thành. Đây là con số quá ít trong bối cảnh rất nhiều doanh nghiệp cần hỗ trợ để vượt qua đại dịch.
DNVN - Kinh tế số được kỳ vọng sẽ là cơ hội để kinh tế đất nước phục hồi nhanh. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng, vướng mắc của kinh tế số hiện nay không phải là công nghệ mà là thể chế, chính sách. Nếu bàn đến chủ đề "cải cách thể chế để phục hồi tăng trưởng bền vững" thì đây chính là một trong những nội dung cần phải nhanh chóng tập trung.
Dù bối cảnh kinh tế thế giới và đại dịch COVID-19 còn nhiều bất định, những thành tựu và kinh nghiệm quan trọng trong năm 2020 giúp Việt Nam bước vào năm 2021 với khá nhiều sự lạc quan. Tuy vậy, đại dịch COVID-19 cũng là một lời “cảnh tỉnh” quan trọng để Việt Nam lưu tâm hơn tới các cải cách đủ chất lượng cho phát triển bền vững.

End of content

Không có tin nào tiếp theo