Tìm kiếm: Lễ-hội-Kate
Tháp Chàm Poshanư là một trong những công trình kiến trúc tôn giáo nổi tiếng của người Chăm. Với kiến trúc đặc trưng, những tác phẩm điêu khắc tinh xảo và các lễ hội truyền thống, tháp Chàm Poshanư đã thu hút sự quan tâm và tò mò của nhiều du khách trong và ngoài nước.
Trải qua bao biến đổi của thời gian và thăng trầm lịch sử, tháp Po Sah Inư (Bình Thuận) vẫn đứng sừng sững, trầm mặc với vẻ đẹp nguyên sơ, bí ẩn. Đến đây, ngoài chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền bí, kiến trúc nghệ thuật độc đáo của tháp, du khách còn được nghe kể về thiên tình sử đẫm lệ của nàng công chúa vương quốc Chăm Pa xưa.
Ngày 4/3, tại Làng sinh thái di sản pơ mu ở xã Axan, huyện Tây Giang, Quảng Nam, lễ hội khai năm tạ ơn rừng đã được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ rừng, lan tỏa văn hóa giữ rừng trong cộng đồng.
Người Tày ở Cao Bằng rất coi trọng việc “dựng vợ, gả chồng” cho con cái đã trưởng thành để nối dõi tông đường, phát triển dòng tộc. Hôn nhân của người Tày không đơn thuần là việc kết duyên đôi lứa mà còn là truyền thống đạo lý của dân tộc, giáo dục tình nghĩa vợ chồng trong các mối quan hệ gia đình, dòng tộc, góp phần gắn kết cộng đồng và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Những ngôi nhà trình tường (tường nhà làm hoàn toàn bằng đất nện dày mà không có bất cứ cột hay cọc nào làm trụ) của người Dao Tiền tại xóm Bản Chang, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) nằm sát bên những sườn núi không chỉ mang lại nét đẹp độc đáo nên thơ cho vùng cao mà còn thể hiện kỹ thuật làm nhà điêu luyện của người Dao Tiền.
Lễ hội được tổ chức nhằm tạ ơn các vị Yang, và anh em, bạn bè, buôn làng đã góp công sức, của cải của mình để giúp đỡ gia chủ dựng xong ngôi nhà mới khang trang đẹp đẽ, đồng thời cầu mong các vị Yang che chở cho ngôi nhà được bền lâu, gia đình mạnh khỏe, con cháu sinh ra được trưởng thành, làm ăn gặp nhiều may mắn, mùa màng bội thu…
Từ bao đời nay, người M’Nông ở Tây Nguyên vẫn lưu giữ được nhiều nét văn hoá đặc trưng của dân tộc mình, trong đó có những nghi lễ truyền thống như: lễ cúng voi, lễ mừng lúa mới, lễ cưới hỏi, lễ bỏ mả, lễ trưởng thành.
Đối với cộng động dân tộc Chăm Is Lam tỉnh An Giang, khi cất ngôi nhà mới thì việc dựng cột rất quan trọng. Khi dựng cột nhà, gia chủ chọn ngày mà gia chủ cảm thấy thuận lợi nhất chứ không chọn ngày lành tháng tốt như người Kinh hoặc một số dân tộc khác. Đến ngày dựng cột nhà, khoảng 6 hoặc 7 giờ sáng gia chủ mời một số thanh nhiên to khỏe và ông I mầm - đại diện ban giáo cả đến nơi cất nhà.
Người Pu Péo sử dụng lịch cổ, mỗi giáp 12 năm (khuộp mai), mỗi năm chia thành 12 tháng, mỗi tháng có 29 hoặc 30 ngày, mỗi ngày có 12 giờ. Cứ ba năm có một năm nhuận, hoàn toàn giống cách tính lịch âm ngày nay. Vì vậy họ cũng ăn Tết Nguyên đán như nhiều dân tộc khác.
"Lày cỏ" hoặc "sai mạ" là một hoạt động giao lưu trong những dịp lễ, tết, ngày vui của người Tày, Nùng ở tỉnh Cao Bằng và một số địa phương lân cận, mang nét văn hóa dân gian đặc sắc.
Mùa Xuân chính là mùa tập trung dày đặc các lễ hội của Tây Nguyên, trong đó có lễ cúng giống lúa.
Cao nguyên đá Lục Khu, huyện Hà Quảng (Cao Bằng) không chỉ là miền đất của núi non hùng vĩ mà còn là nơi cư trú của người dân tộc Nùng với những sắc màu văn hóa độc đáo. Trong đó, không thể không kể đến trang phục truyền thống được làm hoàn toàn thủ công từ trồng bông, dệt vải, nhuộm chàm... vừa thể hiện bản sắc văn hóa độc đáo, vừa là nét duyên thầm của người phụ nữ vùng cao nơi đây.
Trong 3 ngày từ ngày 27/2 đến ngày 1/3/2018(tức 12 đến 14 tháng Giêng) hàng năm, lễ hội Mù Là của người Mông ở Bắc Kạn diễn ra với nhiều hoạt động ý nghĩa diễn ra như văn nghệ, hội xuân, các trò chơi dân gian, hoạt động thể dục thể thao.
Giống như phiên chợ tình Hà Giang mỗi năm có một lần, ở Tuyên Quang cũng có một phiên chợ chỉ họp duy nhất vào ngày 2/2 Âm lịch, đó là Chợ Thụt, xã Phù Lưu (Hàm Yên)
Người Thái ở miền Tây Nghệ An ăn Tết từ ngày 25 tháng Chạp đến hết ngày 10 tháng Giêng. Có nhiều tục độc đáo trong ngày Tết của người Thái, trong đó không thể thiếu tục cúng cá trong mâm cơm đầu năm mới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo